Trình làng trình chạ
Thượng hạ tây đông
Tứ cảnh hoà trung
Nghe tôi giáo trống
Thượng hạ tây đông
Tứ cảnh hoà trung
Nghe tôi giáo trống
TÙNG ...TÙNG... TÙNG
Trướng không phong động
Cũng bởi trống tồi
Làng đã vào ngồi
Tôi xin diễn tích ...
Nhà văn nhà báo nhà giáo nhà đài
Bốn nhà cộng lại bằng hai nhà...nghèo .
Bốn nhà cộng lại bằng hai nhà...nghèo .
Gần hai chục năm trước đây ở ngoài Bắc cũng như ở trong Nam khi mà một số ngành nghề được ưu đãi nên sinh viên khi mới tốt nghiệp đều được trọng dụng, nhưng có một số ngành nghề ít được Nhà Nước quan tâm thì người tốt nghiệp xong đều phải hoặc là học lại ngành nghề khác hoặc phải chọn một nghề bạc bẽo đúng với sở học của mình. Lúc đó, mọi sinh viên đều đua nhau thi vào các trường Đại học Bách Khoa và Tổng Hợp vì sau khi tốt nghiệp xong đều được các ban ngành tuyển dụng liền. Thời bấy giờ có câu thơ như sau:
Nhất quỷ Bách Khoa,
Nhì ma Tổng Hợp.
Nhưng chỉ độ năm năm sau tình trạng trên không còn như thế nữa vì nhu cầu đất nước lại đòi hỏi nhiều y bác sĩ, dược sĩ và kỹ sư nên sinh viên lại đua nhau thi vào các trường Đại học Y, Dược và Bách Khoa. Chỉ có những sinh viên không đủ điều kiện theo học (chẳng hạn như nghèo cần kiếm tiền ngay, hoặc không bền gan theo đuổi sáu bẩy năm trời trên ghế nhà trường…) thì đành theo học những ngành như Nông Nghiệp, Bưu Điện, Sư Phạm… Thời này lại có câu thơ sau:
Nhất Y, nhì Dược,
Tạm được Bách Khoa,
Bỏ qua Sư Phạm.
Nhưng sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thì mọi người đua nhau học Anh văn để có thể đi làm cho những văn phòng nước ngoài với mức lương khá cao, hoặc học Điện Toán để dễ làm việc cho những cơ sở thương mại, hoặc Kinh tế để kinh doanh và học Luật để biện hộ cho những gian thương. Thời này lại có câu thơ như sau:
Nhất Anh, nhì Tin,
Tam Kinh, tứ Luật.
Sau đó nhiều trường Đại học mở thêm những khóa luyện thi vào Đại học, hoặc trường cấp 2 mở những lớp luyện thi tốt nghiệp phổ thông… nên học sinh đua nhau đi học thêm. Với học sinh lớp 10 và 12 thì có thể tự đạp xe đạp đi một mình, nhưng với những học sinh lớp 5 hay 6 trở lên thì phụ huynh phải hàng ngày chở đi chở về làm phố xá vào những giờ cao điểm đông nghẹt xe cộ. Tuy nhiên chỉ có một số giáo viên cấp phổ thông và giáo sư Đại học nổi danh mới kiếm tiền như nước nhờ những khóa luyện thi. Học sinh theo học đông vì những khóa học này thường dạy bài tủ vì bất cứ kỳ thi tuyển nào cũng có một hai đề mà học sinh đã được Thầy Cô mách bảo. Nhà trường cũng biết cách kinh doanh bằng cách cho thuê “mặt bằng” và địa điểm giữ xe cho những lớp luyện thi. Do vậy, những giáo viên và giám thị không dạy thêm được thì được bố trí thay phiên nhau coi giữ xe cho học sinh để kiếm tiền chi dụng thêm. Nhiều khi tiền giữ xe mỗi tháng cũng gần bằng một phần tư số lương ba cọc ba đồng! Nhưng nói chung, tình trạng trên chỉ xảy ra ở những thành phố lớn; còn ở nông thôn thì tình trạng càng bi đát thêm vì học sinh không chịu theo học “phụ đạo”: tiền học thêm hay luyện thi cho mỗi học viên có khi bằng một phần ba tiền lương một giáo viên. Do vậy mới có câu thơ sau đây:
Thầy giáo tháo giầy đi chân đất,
Nhà trường nhường trà uống nước sôi.
Khi còn trong chế độ “bao cấp” mà mọi người được hưởng theo “tem phiếu” thì nhà giáo là người khổ nhất vì không có điều kiện để “phe phẩy.” Tất cả mọi thứ đều trông vào đồng lương. Mỗi năm giáo viên được cấp tiền để may đồng phục, nhưng số tiền được cấp quá ít ỏi chỉ để giáo viên mua vải may 1 chiếc áo mà không có quần vì phải mua theo giá chợ đen. Do vậy mới có bài thơ sau đây:
Nhất quỷ Bách Khoa,
Nhì ma Tổng Hợp.
Nhưng chỉ độ năm năm sau tình trạng trên không còn như thế nữa vì nhu cầu đất nước lại đòi hỏi nhiều y bác sĩ, dược sĩ và kỹ sư nên sinh viên lại đua nhau thi vào các trường Đại học Y, Dược và Bách Khoa. Chỉ có những sinh viên không đủ điều kiện theo học (chẳng hạn như nghèo cần kiếm tiền ngay, hoặc không bền gan theo đuổi sáu bẩy năm trời trên ghế nhà trường…) thì đành theo học những ngành như Nông Nghiệp, Bưu Điện, Sư Phạm… Thời này lại có câu thơ sau:
Nhất Y, nhì Dược,
Tạm được Bách Khoa,
Bỏ qua Sư Phạm.
Nhưng sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thì mọi người đua nhau học Anh văn để có thể đi làm cho những văn phòng nước ngoài với mức lương khá cao, hoặc học Điện Toán để dễ làm việc cho những cơ sở thương mại, hoặc Kinh tế để kinh doanh và học Luật để biện hộ cho những gian thương. Thời này lại có câu thơ như sau:
Nhất Anh, nhì Tin,
Tam Kinh, tứ Luật.
Sau đó nhiều trường Đại học mở thêm những khóa luyện thi vào Đại học, hoặc trường cấp 2 mở những lớp luyện thi tốt nghiệp phổ thông… nên học sinh đua nhau đi học thêm. Với học sinh lớp 10 và 12 thì có thể tự đạp xe đạp đi một mình, nhưng với những học sinh lớp 5 hay 6 trở lên thì phụ huynh phải hàng ngày chở đi chở về làm phố xá vào những giờ cao điểm đông nghẹt xe cộ. Tuy nhiên chỉ có một số giáo viên cấp phổ thông và giáo sư Đại học nổi danh mới kiếm tiền như nước nhờ những khóa luyện thi. Học sinh theo học đông vì những khóa học này thường dạy bài tủ vì bất cứ kỳ thi tuyển nào cũng có một hai đề mà học sinh đã được Thầy Cô mách bảo. Nhà trường cũng biết cách kinh doanh bằng cách cho thuê “mặt bằng” và địa điểm giữ xe cho những lớp luyện thi. Do vậy, những giáo viên và giám thị không dạy thêm được thì được bố trí thay phiên nhau coi giữ xe cho học sinh để kiếm tiền chi dụng thêm. Nhiều khi tiền giữ xe mỗi tháng cũng gần bằng một phần tư số lương ba cọc ba đồng! Nhưng nói chung, tình trạng trên chỉ xảy ra ở những thành phố lớn; còn ở nông thôn thì tình trạng càng bi đát thêm vì học sinh không chịu theo học “phụ đạo”: tiền học thêm hay luyện thi cho mỗi học viên có khi bằng một phần ba tiền lương một giáo viên. Do vậy mới có câu thơ sau đây:
Thầy giáo tháo giầy đi chân đất,
Nhà trường nhường trà uống nước sôi.
Khi còn trong chế độ “bao cấp” mà mọi người được hưởng theo “tem phiếu” thì nhà giáo là người khổ nhất vì không có điều kiện để “phe phẩy.” Tất cả mọi thứ đều trông vào đồng lương. Mỗi năm giáo viên được cấp tiền để may đồng phục, nhưng số tiền được cấp quá ít ỏi chỉ để giáo viên mua vải may 1 chiếc áo mà không có quần vì phải mua theo giá chợ đen. Do vậy mới có bài thơ sau đây:
Nửa đêm, ngực mới hỏi đùi:
“Tao có áo rồi, mày có gì chưa?”
Ngực hỏi thì đùi xin thưa:
“Mày thì được áo, tao chưa được quần.”
“Tao có áo rồi, mày có gì chưa?”
Ngực hỏi thì đùi xin thưa:
“Mày thì được áo, tao chưa được quần.”
Để khuyến khích tinh thần “tôn sư trọng đạo” trong giới học sinh, Nhà nước đã lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày Hiến chương các nhà Giáo nên mọi trường học (từ Nhà trẻ, Mẫu giáo, trường cấp 1 và cấp 2 và cả Đại học) trên toàn quốc đều phải tổ chức linh đình. Trong dịp này nhà trường thường chăng đèn kết hoa, họp liên hoan và ca hát nhớ ơn việc “trồng người.” Theo chỉ thị của Nhà nước thì tất cả học sinh (dù bé hay lớn) cũng đều phải tặng Thầy Cô mỗi người một bông hoa. Chỉ cần một học sinh tặng Thầy Cô 1 bông hoa là đủ tỏ tấm lòng tri ân Thầy Cô. Do đó, trong dịp này hoa vừa khan hiếm và rất đắt. Trong ngày này Thầy Cô mang về nhà cả bó hoa tươi để bày trong nhà được 1 ngày rồi sau đó phải vứt vào sọt rác. Tục lệ này lan vào trong Nam sau ngày 30.4.1975. Nhưng người Nam vốn tính thực tế vì nhận thấy việc tặng bông có vẻ “quý phái dởm” và vô ích nên sau đó vài năm đa số phụ huynh học sinh ở thành phố đã sửa đổi lại cho phù hợp với thực trạng của giáo viên. Họ đã mua đồ gia dụng để tặng Thầy Cô nhân ngày Hiến Chương các nhà Giáo. Chỉ ở thôn quê mới có lệ biếu Thầy Cô những sản phẩm từ nông trại như trứng gà, trái cây… Sau đây là một bài thơ điển hình:
Hôm nay ngày Giáo Hiến Chương,
Em ngồi em nghĩ mà thương Cô Thầy.
Nhà em có chĩnh tương đầy,
Em xin đưa biếu mỗi Thầy một chai.
Thầy Chủ nhiệm thì biếu hai,
Ăn xong, Thầy bán ve chai bộn tiền.
Em ngồi em nghĩ mà thương Cô Thầy.
Nhà em có chĩnh tương đầy,
Em xin đưa biếu mỗi Thầy một chai.
Thầy Chủ nhiệm thì biếu hai,
Ăn xong, Thầy bán ve chai bộn tiền.
Sao luc o dau the nhi? Kieu nay ma thay co doc duoc thi rung dui... chui suot ngay day! KHa kha...