"Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này"

Ăn chay đang trở thành một trào lưu trên thế giới, nhất là trong giới trí thức và chuyên gia. Ở các nước phương Tây, theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số Anh và Mĩ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên. Ở nước ta, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng sự có mặt của các nhà hàng và quán ăn chay cùng lượng thực khách đông đảo cho thấy số người ăn chay đang tăng dần trong thời gian gần đây.

Danh từ “ăn chay” đối với người Việt chúng ta là chế độ ăn uống không có đạm động vật, nhưng với người phương Tây, có đến 3 nhóm ăn chay. Nhóm thứ nhất là ovo-lacto gồm rau, đậu, hạt, trứng và bơ sũa. Nhóm thứ hai là lacto cũng có chế độ ăn uống như nhóm ovo-lacto, nhưng không ăn trứng. Nhóm thứ ba là vegan, hoàn toàn không ăn đạm động vật, có lẽ là nhóm gần như “ăn chay” theo cách của người Việt hay các tu sĩ Phật giáo đại thừa.

Thời gian gần đây, qua báo chí phương Tây, một số người bày tỏ quan tâm đến sức khỏe của người ăn chay, vì họ cho rằng ăn chay có thể bất lợi cho sức khỏe của xương. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học cho thấy ăn chay không có ảnh hưởng tiêu cực đến xương; ngược lại, ăn nhiều chất đạm động vật có thể là yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương.

Sức khỏe của xương có lẽ phản ảnh chính xác nhất qua mật độ chất khoáng trong xương (viết tắt là MĐX) và tần số gãy xương trong một quần thể. Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học trên thế giới cho thấy MĐX ở người ăn chay tương đương với MĐX ở người ăn mặn. Một nghiên cứu do các bác sĩ thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái cũng cho thấy không có sự khác biệt nào về MĐX giữa người ăn chay và ăn mặn.

Ăn mặn dễ gãy xương

Gãy cổ xương đùi là một hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương, vì bệnh nhân gặp nhiều biến chứng, thậm chí sau khi bị gãy xương. Khoảng 15-20% bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nam, tử vong sau 12 tháng gãy cổ xương đùi. Nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người ăn chay hoặc thấp hơn so với người ăn mặn. Thật vậy, một phân tích trên 34 nước trên thế giới cho thấy những nước có lượng tiêu thụ đạm động vật nhiều cũng là những nước có tỉ lệ gãy cổ xương đùi (hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương) so với những nước có lượng tiêu thụ đạm thấp.

Đứng trên phương diện sinh học, ảnh hưởng tiêu cực của đạm động vật đến xương là điều có thể hiểu được. Sức khỏe của xương tùy thuộc vào sự cân bằng giữa acid và base. Tất cả các thức ăn phải được chuyển hóa qua thận dưới dạng acid hoặc base. Khi ăn nhiều chất đạm động vật, cơ thể hấp thu nhiều acid hơn base. Tăng hàm lượng acid cũng có nghĩa là máu và các mô trong cơ thể trở nên “chua” hơn, và để dung hòa tình trạng này, hệ thống nội tiết phải huy động calcium để đóng vai trò chất base. Vì phần lớn calcium xuất phát từ xương, cho nên khi cơ thể huy động calcium cũng có nghĩa là giảm chất khoáng trong xương, dẫn đến hệ quả giảm sức mạnh của xương, và làm cho xương dễ bị gãy.

Ít bệnh “thời đại”

Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong 20 năm qua đều cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe, vì giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến “hiện đại hóa” như tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, và ung thư. Chế độ ăn chay, do sử dụng nhiều rau quả, thường hàm chứa ít chất béo và cholesterol hơn chế độ ăn mặn. Chất béo và cholesterol là hai yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư. Do đó, có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy người ăn chay ít mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư hơn những người ăn mặn. Trong một nghiên cứu trên 47.000 người Mĩ, nhóm ăn chay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn nhóm ăn mặn khoảng 20%. Ăn chay và ăn nhiều rau quả còn giảm nguy cơ tai biến mạch máu não đến 22%. Ngoài ra, ăn chay còn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ruột, và phổi so với chế độ ăn mặn.

Một nghiên cứu khác trên 26.000 người Mĩ cho thấy người ăn chay có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn người ăn mặn khoảng 25%. Vì chế độ ăn chay có chỉ số glycemic thấp, nên ăn chay còn được xem là một liệu pháp điều trị bệnh đái tháo đường. Trong một nghiên cứu lâm sàng trên 652 bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ cho bệnh nhân ăn uống có rất thấp hàm lượng chất béo (dưới 10% năng lượng, tức như ăn chay), và họ ghi nhận rằng ở những bệnh nhân được điều trị bằng insulin, 40% không cần đến insulin nữa; trong số bệnh nhân điều trị do chỉ số glycemic thấp, 71% không cần tiếp tục điều trị. Trong cùng thời gian, nồng độ đường trong máu giảm 24%, cholesterol giảm 30%. Ảnh hưởng của chế độ ăn chay đến các chỉ số lâm sàng liên quan đến bệnh đái tháo đường tương đương với ảnh hưởng của các thuốc thông dụng trên thị trường. Vì ăn chay chẳng tốn kém gì nhiều, nên hiệu quả kinh tế của ăn chay có phần cao hơn so với một số thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.

Trong một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp, các nhà nghiên cứu Na Uy chia bệnh nhân thành 2 nhóm: nhóm ăn chay và nhóm ăn mặn. Sau 12 tháng theo dõi, bệnh trạng nhóm ăn chay giảm rõ rệt, trong khi nhóm ăn mặn không có thay đổi đáng kể. Dù cơ chế ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp chưa được hiểu rõ, nhưng có thể lí giải rằng vì chế độ ăn chay hạn chế năng lượng, đạm và một số chất khoáng có chức năng ức chế hệ thống miễn dịch, và ức chế hệ thống miễn dịch là một phương án điều trị các bệnh tự miễn, nên ăn chay có thể đem lại lợi ích cho bệnh nhân viêm thấp khớp.

Nói tóm lại, bằng chứng khoa học cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe. Thật ra, người ăn chay tính trung bình có tuổi thọ cao hơn người ăn mặn. Các nghiên cứu mới nhất gợi ý rằng ăn chay còn có thể là một phương án thực tế để điều trị bệnh đái tháo đường và viêm khớp xương.

Trong vài năm gần đây, tỉ lệ béo phì trong dân số nước ta càng ngày càng tăng. Theo nghiên cứu dịch tễ học, tại Thành phố Hồ Chí Minh, cứ 3 người tuổi trên 40 thì có 1 người béo phì. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ ở Mĩ và các nước Âu châu! Béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường và tim mạch. Một xu hướng và cũng là một nghịch lí đáng quan tâm là ở các nước Âu Mĩ, bệnh đái tháo đường thấy ở những người lao động có thu nhập thấp, thì ở nước ta bệnh này tập trung ở những người giàu có hay với thu nhập cao. Xu hướng “Tây hóa” (như ăn uống với nhiều chất đạm động vật) có thể là một yếu tố đóng góp vào tình trạng đáng ngại này. Đã đến lúc chúng ta quay về với chế độ ăn uống truyền thống (với gạo, rau quả) hơn là nhiều chất đạm động vật.

Một số tài liệu đọc thêm:

Abelow BJ, Holford TR, Insogna KL. Cross-cultural association between dietary animal protein and hip fracture: a hypothesis. Calcif Tissue Int 1992;50(1):14-8.

Barnard ND, Gloede L, Cohen J, Jenkins DJ, Turner-McGrievy G, Green AA, Ferdowsian H. A low-fat vegan diet elicits greater macronutrient changes, but is comparable in adherence and acceptability, compared with a more conventional diabetes diet among individuals with type 2 diabetes. J Am Diet Assoc. 2009 Feb;109(2):263-72.

Elkan AC, Sjöberg B, Kolsrud B, Ringertz B, Hafström I, Frostegård J. Gluten-free vegan diet induces decreased LDL and oxidized LDL levels and raised atheroprotective natural antibodies against phosphorylcholine in patients with rheumatoid arthritis: a randomized study. Arthritis Res Ther. 2008;10(2):R34.

Frassetto LA, Todd, KM, Morris, RC, Jr., Sebastian, A (2000) Worldwide incidence of hip fracture in elderly women: relation to consumption of animal and vegetable foods. J Gerontol A Biol Sci Med Sci 55:M585-592.

Ho-Pham LT, Nguyen PLT, Le TTT, et al. Veganism, bone mineral density, and body composition: a study on Buddhist nuns. . Osteoporosis International 2009;In-press.

Morris RC, Jr., Schmidlin, O, Frassetto, LA, Sebastian, A (2006) Relationship and interaction between sodium and potassium. J Am Coll Nutr 25:262S-270S

Sellmeyer DE, Stone KL, Sebastian A, Cummings SR. A high ratio of dietary animal to vegetable protein increases the rate of bone loss and the risk of fracture in postmenopausal women. Study of Osteoporotic Fractures Research Group. Am J Clin Nutr 2001;73(1):118-22.

Smith AM. Veganism and osteoporosis: a review of the current literature. Int J Nurs Pract 2006;12(5):302-6.

Wang YF, Chiu, JS, Chuang, MH, Chiu, JE, Lin, CL (2008) Bone mineral density of vegetarian and non-vegetarian adults in Taiwan. Asia Pac J Clin Nutr 17:101-106.



Nguyễn Văn Tuấn


Bản ngắn hơn đã đăng trên Tuổi Trẻ: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=304474&ChannelID=12

Lâu rồi ngứa cổ, rên một bài của cụ Đức Huy


Như đã dấu yêu
Nhạc và lời : Đức Huy



Chắc các bạn đã từng coi flash con chim sẻ hát bài Still Loving U nổi tiếng, cười đau cả bụng trước kia của tác giả Jino-Kang xứ Kim Chi big grin
Giờ mời các bạn enjoy 2 Flash họat hình cười sái quai hàm của cùng tác giả trong mùa giáng sinh năm nay, vẫn là chú sẻ gào thét laughingrolling on the floorbig hug


We Wish Your Merry Christmas



Last Christmas



Hie hie, mới khiêng bản rip của film hoàng tráng này về coi mấy hôm trước. Tuy bản Cam ghi lại (chắc trong rạp của Nga ngố) nhưng màu sắc cũng tương đối xem tốt, chất lượng không khác gì VCD. Phim của Mẽo có khác, kỹ xảo bậc thầy, không dành cho những ai yếu tim nha. Nội dung phim thì cũng không có gì mới mẻ cả, dựa vào tiên tri và lịch cổ Maya nói về sự biến đổi của trái đất, đề cao tính nhân văn, lòng bao dung với đồng loại. Khoái nhất là coi kỹ xảo nghẹt thở luôn. silly

Download (đã có phụ đề tiếng Việt kèm theo)

Khuyến mại thêm vài poster và cảnh trong phim














Xem cái clip của 2 guitarist này phê quá . Biểu diễn tài tình quá, đặc sắc, du dương, lãng mạn, nhịp nhàng tuyệt vời silly peace sign
(Ôm 1 lúc 2 em thế này, ước gì mình được như anh ấy drooling hee hee rolling on the floor )





Khuyến mại thêm bản Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của cụ Mozart, cũng 2 guitarist chơi 1 guitar

Bộ phim ngắn Signs do Publicis Mojo và @RadicalMedia sản xuất
Đạo diễn Patrick Hughes.
Đây là 1 trong những film ngắn đoạt giải của Liên hoan Quảng Cáo Quốc Tế Cannes Lions năm 2009.
Tớ xem phim ngắn này quả thật thấy rất hay và súc tích. Một chuyện tình lãng mạn... như phim, vẻn vẹn trong 12 phút, lại rất hài hước và vui nhộn (thích nhất là đoạn từ phút thứ 6:10 đến 6:23 ) Có lẽ mỗi người sẽ tự cảm nhận theo cách riêng của mình.



Mới đì zai 2 cụ Santa cho Xmas 2009 cho vui

Santa I
Author : Pham Dieu Huy
01 uncut square paper size : 21x21cm




Santa II
Author : Pham Dieu Huy
01 uncut rectangle paper size : 16x44cm






Mới kiếm được bài tổng hợp của Trần Anh Kiệt này hay ho thật, không ngờ các cụ bác học, danh nhân... như Pi-ta-go, Lép-Tôn-xtôi, Béc-Nơ-So, Anh-xtanh, Lê-ô-na-đơ-Vanh-xi... lại là những người ăn chay trường. Thôi thì mình phấn đấu ngược lại để thành danh nhân vậy. laughingrolling on the floortongue


01. Peter Burwash
02. Pythagore
03. Leonard Da Vinci
04. Jean Jacques Roussean
05. Adam Smith
06. Benjamin Franklin
07. Percy Bysshe Selley
08. Leon Tolstoi
09. Richard Wagner
10. Henry David Thoeau
11. Mohanda Gandhi
12. Bernard Shaw
13. Albert Einstein
14. Isaac Bashivis





01. Peter Burwash

Một hôm nọ, nhà vô địch quần vợt Peter Burwash đến viếng một lò sát sanh. Khi ra về ông đã bất nhẫn mà viết những cảm nghĩ của mình trong một quyển sách nhan đề là A Vegetarian Primer (Sách dạy ăn chay). Có đoạn ông viết: "Tôi không nỡ bóp nát một cánh hoa mong manh. Tôi đã chơi hockey với hết sức bình sanh của mình. Tôi cũng đã từng vùng vẫy và dọc ngang trên các sân quần vợt trong những trận thư hùng. Tôi không phải là loại người yếu đuối. Nhưng trước cảnh tượng mà tôi đã chứng kiến tại lò sát sanh, tôi thấy mình kinh khiếp và lòng mình mềm yếu vì thương hại".

"Khi tôi rời khỏi lò sát sanh, sự tội nghiệp đã dày vò lương tâm tôi. Tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ có đủ can đảm đi sát hại một con vật dù lớn dù nhỏ. Tôi hiểu rằng có những nhân vật lỗi lạc trên thế giới họp nhau để bàn cãi về các vấn đề vật lý, kinh tế và môi sinh. Cũng có một số người có quan điểm tán đồng với chủ thuyết ăn chay. Song điều làm cho tôi chọn lấy con đường chay lạt không phải chạy theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ mà chính vì những cảnh dã man mà con người đã đối xử một cách tồi tệ với các loài vật không phương tự vệ mà tôi đã tận mắt chứng kiến".

Trong thời kỳ cổ Hy Lạp và cổ La Mã, lòng từ bi và những quan niệm về sự đối xử đạo đức luôn luôn là những nguyên động lực chủ yếu khiến một số danh nhân khép minh trong việc thọ trì trai giới.



02. Pythagore

Ông Pythagore, nhà toán học lừng danh trên thế giới đã từng khuyên nhủ:
"Này bạn, xin đừng làm nhơ nhớp thân thể của mình bằng những thức ăn tội lỗi. Chúng ta đã có bắp, bôm, lê, rau trái thừa thải, sữa và mật ong ngọt lịm. Quả đất này đã cung ứng cho chúng ta những thức ăn vô tội một cách dồi dào, đã khoản đãi chúng ta bằng những bữa tiệc không can dự vào máu. Chỉ có loài thú này mới ăn thịt loài thú khác vì bản năng tự nhiên và vì đói. Nhưng không phải tất cả loài thú nào cũng vậy. Bởi vì trong số đó cũng có các loài như bò, ngựa và trừu... đều ăn cỏ".

Sử học gia Diogenes kể rằng, ông Pythagore dùng điểm tâm buổi sáng bằng bánh mì và mật ong và dùng bữa ăn chiều với nhiều loại rau quả. Ngài cũng đã thể hiện lòng từ bi bác ái qua những hành động thực tiễn bằng cách nhiều lần trả tiền cho một số ngư phủ để phóng sanh những con cá mà họ đã bắt được trở về lòng biển cả.

Ông Plutarch, triết gia người Hy Lạp nhận xét về ông Pythagore như sau: "Theo tôi sự từ tâm là lý do chính khiến ông Pythagore kiêng thịt. Ông không nỡ nhìn cảnh dẫy dụa và kêu rống thất thanh của những con vật khi bị người ta phanh thây xẻ thịt. Người ta giết những con vật đó không phải vì lý do chúng là thú dữ có khả năng nhiễu hại loài người, mà chính vì mục đích để thỏa mãn khẩu vị của họ mà thôi. Người ta bức tử những con vật ngây thơ không móng vuốt để tự vệ mà đáng lý ra theo luật Tạo Hóa, chúng cũng có quyền sinh tồn, bình đẳng và hiện diện để làm đẹp quả địa cầu này như tất cả mọi loài". Ông còn nhấn mạnh: "Nếu bảo rằng bản tính tự nhiên của loài người là ăn thịt các loài thú, thì thử hỏi chỉ với hai bàn tay trắng do Tạo Hóa sinh ra, mà không cần đến sự trợ lực của dao, mác, hèo, gậy, con người đã làm được gì các loài thú đó?"



03. Leonard Da Vinci

Ông Léonard Da Vinci (1452 - 1519), nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Ông còn nhấn mạnh rằng những ai không biết quý trọng sự sống của những sinh vật khác là những kẻ không đáng sống. Cơ thể của những người ăn mặn không khác gì những bãi tha ma để chôn vùi xác chết các thú vật mà họ đã ăn vào. Trong các quyển vỡ nhật ký, ông thường viết đầy những câu danh ngôn về lòng từ bi bác ái và luôn luôn có những hành động qúy thương các loài sinh vật khác.



04. Jean Jacques Roussean

Ông Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778), triết gia và là một văn hào người Pháp đã có những tác phẫm giá trị về mặt tư tưởng đã ảnh hưởng sâu xa đến nền văn học và cuộc cách mạng lịch sử tại quốc gia này. Ông là người chủ trương bênh vực sự hiện hữu của thiên nhiên và cổ xúy sự ăn chay. Ông nhận xét rằng phần đông những loài thú ăn thịt có bản tính hung tợn hơn những loài thú ăn cỏ. Và dĩ nhiên những người ăn chay trường sẽ hiền từ hơn những người ăn mặn. Ông còn đề nghị những người hành nghề đồ tể không được mời vào làm bồi thẩm đoàn tại các tòa án.



05. Adam Smith

Kinh tế gia Adam Smith (1723 - 1790), trong quyển The Wealth of Nations xuất bản vào năm 1776 đã khuyến khích loài người ăn chay và đã thuyết minh về sự lợi ích của việc thọ trì trai giới. Ông bảo rằng việc ăn mặn xét ra không cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Chúng ta đã có ngũ cốc, rau quả, phó mát, dưa và dầu thực vật. Đó là những thức ăn cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng dồi dào. Thịt đối với chúng ta sẽ không nghĩa lý gì nếu chúng ta ăn chay đầy đủ và đúng cách.



06. Benjamin Franklin

Cùng một quan niệm trên, ông Benjamin Franklin (1706 - 1790), một khoa học gia và là một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã bắt đầu ăn chay từ năm 16 tuổi đã bảo rằng nhờ ăn chay mà cơ thể của ông được trong sạch, tinh thần của ông được minh mẫn, trí óc của ông được tiến bộ và sự hiểu biết của ông được nhanh chóng hơn. Trong một bài tự thuật, ông có bình phẩm những người ăn mặn là những kẻ cố sát.



07. Percy Bysshe Selley

Thi sĩ Percy Bysshe Shelley (1792 - 1822) cũng là người ăn chay trường. Ông chủ trương chống báng việc sát hại súc vật để cung cấp thịt cho dân chúng tiêu thụ. Ông đã có lòng vị tha và bắt đầu ăn chay trường từ hồi còn là một sinh viên tại trường Đại học Oxford. Sau này ông thành hôn với bà Harriet. Cả hai vợ chồng đều chấp nhận một cuộc sống chay lạt thanh khiết. Trong một bức thư đề ngày 14-3-1812, bà Harriet đã tâm sự với một người bạn: "Vợ chồng chúng tôi đã kiêng thịt và ăn chay trường như ông Pythagore vậy". Một số thi phẩm của ông Shelley thường mang tính chất vị tha bác ái, khuyên nhủ mọi người tránh việc sát sanh, nên ăn chay và sống một cuộc đời thanh cao tốt đẹp.



08. Leon Tolstoi

Văn hào nước Nga Léon Tolstoi (1828 - 1910) đã thọ trường chay từ năm 1885. Ông chống đối thú săn bắn của một số giai cấp quý tộc và trưởng giả. Ông cũng chủ trương không sát sanh, chủ trương chủ thuyết hòa bình và ăn chay, tôn trọng sự sống của các loài sinh vật khác kể cả con ong và loài kiến. Ông tiên đoán những bạo động xảy ra triền miên trên thế giới chỉ vì loài người không biết tự chế tham vọng của mình. Sự kiện càng ngày càng tệ hại hơn và có thể xảy ra những cuộc chiến tranh khốc liệt làm xáo trộn cuộc sống an bình của nhân loại. Trong bài tham luận The First Step (Bước đầu tiên), Léon Tolstoi bảo rằng những người ăn thịt là những kẻ phản đạo đức và "phạm tội sát sinh". Ông nói thêm: "Sự sát sinh đã làm cho những người vốn có một tâm hồn cao thượng, có lòng vị tha đối với mọi người như đối với chính bản thân mình, trở thành những kẻ hung bạo".


09. Richard Wagner

Nhà soạn nhạc Richard Wagner tin tưởng mạnh mẽ rằng sự sống của mọi loài đều có tính cách bất khả xâm phạm. Ông bảo: "ăn chay là một sự dinh dưỡng thuần hợp với bản chất thiên nhiên, cứu vớt con người xa lánh những tâm địa và hành động tội lỗi, đồng thời ông cũng mong ước sau này sẽ được hóa sinh về nơi an lạc đời đời".



10. Henry David Thoeau

Ông Henry David Thoreau (1817 - 1862), văn hào Hoa Kỳ có khuynh hướng chống áp bức nô lệ, chủ trương một cuộc sống thanh bình và thuận lý thiên nhiên. Ông là người ăn chay định kỳ từ thuở nhỏ, đã bảo rằng: "Chúng ta không có trách cứ những người ăn mặn. Thực ra vì sự sinh tồn, loài người có thể sát sinh trên một bình diện nào đó. Nhưng đây là một biện pháp bất khả kháng và rất đáng thương tâm. Những người ăn mặn cần phải được hướng dẫn để cải thiện dần đường lối mưu sinh của mình, để họ tự ý thức và tự chọn lựa cho mình những thức ăn chay thanh đạm và cao khiết hơn. Theo sự suy nghiệm của bản thân tôi thì những sự kiện đó can dự một cách quan trọng vào vấn đề vận số của con người. Tôi tin rằng điều kiện ăn uống có thể cải thiện được. Xuyên qua tiến trình lịch sử của nhân loại, chúng ta há chẳng thấy những bộ lạc ăn thịt người từ thuở xa xưa, ngày nay họ không còn ăn thịt lẫn nhau vì đời sống càng ngày càng văn minh hơn và con người trong những bộ lạc đó đã có ý thức hơn".



11. Mohanda Gandhi

Trong lịch sử Ấn Độ vào thập niên 1940 và 50, nhà cách mạng bất bạo động Mohanda Gandhi đã dành lại chủ quyền cho đất nước từ trong tay thực dân Anh Quốc. Ông đã từng vào tù ra khám và được nhân dân nước Ấn tôn thờ là bậc Thánh nhân, cũng là người đã ăn chay từ thuở nhỏ. Thân sinh của ngài vốn theo đạo Hindus nên gia đình của ngài là một gia đình đạo đức và tất cả đều ăn chay theo giáo lý tốt lành của tôn giáo đó. Song dưới sự cai trị của Anh Quốc, những tư tưởng tân tiến Tây phương đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dần dần đánh bạt một số phong tục cổ truyền của nước Ấn. Một số thanh niên thời bấy giờ đã chê bai việc ăn chay trường và thờ đạo bản xứ là hủ lậu nên họ học đòi theo lối sống Tây phương trong đó có việc ăn thịt được họ hăm hở chấp nhận hơn cả. Số người này còn khuyến dụ ông Gandhi theo trào lưu mới như bọn họ, nhưng đã bị ông từ chối. Do đó ông đã trở thành nạn nhân của sự chê bai gièm xiễm. Họ bảo rằng ăn thịt sẽ tăng cường sức khỏe, nghị lực và lòng can đảm. Nhưng ông Gandhi vẫn khăng khăng giữ vững lập trường của mình không hề xao xuyến. Không những thế ông còn viết tất cả 5 quyển sách chuyên về đề tài ăn chay và khuyên mọi người trì giới. Ông bảo: "Đã đến lúc chúng ta cần phải sửa sai một số tư tưởng lầm lẫn cho rằng ăn chay sẽ làm cho tinh thần chúng ta bị bạc nhược, thụ động và nhụt chí phấn đấu. Dù trong tình huống nào, tôi vẫn không xem việc ăn thịt là cần thiết".

Hàng ngày ông Gandhi thường dùng giá lúa mạch, bột hạnh nhân, rau xanh, chanh và mật ong trong những bữa ăn thanh đạm. Chính ngài bảo đã tìm thấy những nguyên lý và giá trị đạo đức của sự ăn chay qua các tác phẩm của nhà văn Tolstoi. Trong quyển Moral Basis of Vegetarianism (Căn bản đạo đức của chủ thuyết ăn chay), ngài viết: "Tôi khẳng định rằng thịt không phải là thức ăn thích hợp với con người. Chúng ta không nên sai lầm chạy theo lối sống của các loài cầm thú, nếu chúng ta tự coi mình cao thượng hơn các loài cầm thú đó". Ngài cũng bảo chính lòng từ bi là nguyên động lực khiến người ta ăn chay và tránh sát sinh hơn là vì lý do sức khỏe Ngài bảo sự tiến bộ về tâm linh đến một mức nào đó, con người sẽ tự ý thức và thương hại mà không giết chóc những sinh vật bạn bè của chúng ta để thỏa mãn nhu cầu của khẩu vị.



12. Bernard Shaw

Kịch tác gia nổi tiếng Bernard Shaw (1856 - 1950) đã được giải thưởng về văn học nghệ thuật Nobel năm 1925. Ông cũng ăn chay trường từ năm 25 tuổi. Ông bảo chính những thi phẩm của Shelley đã làm cho ông thức tĩnh và thấy được sự đạo đức trong vấn đề chay lạt. Ông bảo có lần ông bị bịnh. Bác sĩ khuyến cáo ông hãy bỏ "cái tật xấu ăn chay" đó đi. Nếu không ông sẽ toi mạng vì kiệt sức. Nhưng ông vẫn bất chấp. Ông cũng mặc kệ trước những mỉa mai của bàng dân thiên hạ, vô công rổi nghề. Ông bảo chúng ta không nên quan tâm về sự dèm pha của số người chuyên ăn các thây ma của thú vật ấy. Ông thường trước tác những kịch bản và những văn phẩm liên hệ tới hành vi đạo đức của con người, tới sự sát sanh và những bạo động trên thế giới.



13. Albert Einstein

Albert Einstein (1879 - 1955), nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20. Người đã phát minh ra thuyết tương đối và được tặng giải Nobel về vật lý học năm 1921 cũng là một người ăn chay trường. Tuy ông chánh thức không theo tín ngưỡng nào nhưng là một người rất sùng đạo. Ông tin có Thượng Đế và vũ trụ này được điều khiển bởi một cơ Trời huyền diệu. Nếu không thì mọi sự vận hành trong vũ trụ sẽ loạn lên và không theo một quy luật nhất định. Ông là một người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống của muôn loài và đã từng phát biểu: "Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay".


14. Isaac Bashivis

Văn hào Isaac Bashivis Singer (sinh năm 1904), từng đoạt giải thưởng văn học nghệ thuật Nobel năm 1978 đã thọ chay trường từ năm 1962. Lúc đó ông vừa đúng 58 tuổi. Ông bảo ông rất lấy làm hối tiếc vì đã kéo dài thời gian ăn mặn quá lâu. Nhưng thà muộn còn hơn chẳng bao giờ ăn chay cả. Ông nghĩ rằng thuyết ăn chay để tránh sát sanh cũng cũng cùng hòa hợp với sự uyển chuyển huyền vi của Do Thái giáo. Ông bảo: "Chúng ta đều là con cái của Thượng Đế. Trong khi chúng ta cầu xin Thượng Đế tha tội cho chúng ta, thì ngược lại chúng ta cứ tiếp tục phạm tội sát hại sinh mạng của những động vật khác".

Đề cập tới tình trạng sức khỏe có thể bị ảnh hưởng bởi sự ăn chay, ông bảo rằng dó là hoàn toàn dựa trên ý thức của loài người. Ông cương quyết bảo: "Ngay cả việc ăn mặn có tốt cho cơ thể như thế nào chăng nữa, tôi sẽ không bao giờ chấp nhận. Rất nhiều triết gia và các nhà truyền giáo trên thế giới đã rao giảng với tín đồ của họ rằng loài thú chẳng qua chỉ là những cái máy không linh hồn và không cảm giác. Những lời rao giảng như vậy là một sự nói láo, là sáng kiến và chủ trương của bọn ma vương và tà đạo mà thôi".


Hị hị, coi cụ này biểu diễn cả bảng chữ cái đã mắt, đúng là vô đối laughing rolling on the floor . Hay nhất là 2 chữ T & W rolling on the floor




Bộ phim truyền hình của Trung Quốc này chiếu trên VTV cách đây có lẽ cũng hơn chục năm rồi. Thời đó mình không theo dõi chút nào, chỉ có mama của mình xem. Mình thì chỉ nghe nhạc và thơ dịch cuối phim suốt các tối, văng vẳng bên tai nên thuộc làu bài thơ, giờ vẫn không quên một từ nào. Bộ phim này được thuyết minh bởi cô Thu Hiền. Mình đặc biệt thích nghe giọng của cô, vừa ấm áp lại sâu lắng đầy cảm xúc, trong trẻo như nước lại có âm hưởng rất xa xưa, khoan thai dìu dặt truyền cảm vô cùng. Quả thật cứ phim Trung Quốc nào có cô thuyết minh đã cảm thấy hay. Nghe cô đọc bài thơ Khát vọng thật chứa chan tình cảm, nhạc phim cũng tuyệt vời love struck. Tiếc là thời ấy dân tình mù đủ thứ, không thu âm lại được. Lạch cạch bàn phím gõ lại bài thơ chia sẻ chút. Giờ càng ngẫm càng thấy bài thơ hay, mình cũng không biết ai dịch thơ nữa.


Băn khoăn năm tháng rộng dài
Thực hư lẫn lộn biết ai tỏ bày
Thoắt vui buồn, thoắt chia phôi
Miệt mài theo đuổi vòng đời quẩn quanh.
Đường đời thiên lý biếc xanh
Biết ai, ai biết năm canh đợi chờ.
Khát khao cuộc sống ước mơ
Hỏi người lữ khách có chờ nhau không?
Đèn soi tổ ấm thân thương
Oán ân gác lại dặm đường còn xa
Chuyện đời ngắn tựa bài ca
Quan san dâu bể cho ta hiểu mình.


Kiếm được trên Youtube bản nhạc hoà tấu phim Khát vọng tuyệt cú mèo love struck, thể hiện bởi nhóm nghệ sĩ Trung Hoa, hoà tấu bằng nhạc cụ dân tộc: Nhị, Đàn Tỳ Bà và Sáo Bầu.




Khả năng nhìn nhận sự việc để không gây khổ thêm cho người là rất quan trọng. Bố từng bảo, con người ta giao tiếp với sự sự vật vật bằng cái giác quan của cái ngã của mình, nên từ đó mới có phân biệt ta – người, được – mất, hơn – thua, thành – bại, vinh – nhục. Đó là cái biết đắm chìm trong khổ.

Hồi đầu thập niên 1980, quê tôi nghèo xơ xác. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở vùng nắng gió cực Nam Trung Bộ lúc bấy giờ những người nông dân vẫn bốn mùa bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chăm chắm trông vào những cánh đồng cằn cỗi, với nguồn nước trời mưa cho mỗi một vụ lúa từng năm.
Nhà tôi vách lá, mái tôn thủng lỗ chỗ, tài sản chẳng có chi ngoài vườn rau và hai cây cột bằng gỗ căm xe bố tôi dùng chống vách sau để phòng những cơn gió Nam bất thần giật phăng ngôi nhà đi như chuyện thường thấy ở xứ này.
Ấy thế mà nhà tôi lại mất trộm. Kẻ trộm đến vào ban đêm, thoạt đầu chúng tháo các thanh tre bố tôi dùng làm hàng rào. Kế tiếp chúng nhổ những trụ rào – loại gỗ tạp chỉ có thể dùng để chẻ củi, nấu bếp. Điều kỳ lạ là kẻ trộm có vẻ rất nhẩn nha, mỗi đêm chúng đến nhổ một ít trụ rào, tháo vài thanh tre, cứ như thế khoảng ba tuần thì hàng rào nhà tôi bị chúng dọn sạch. Khi đó tôi còn nhỏ, việc mất trộm xem như “chuyện của người lớn” nên tôi không được ý kiến. Chỉ nhớ vào khi bắt đầu mất trộm, sáng ra bố tôi có đi quanh xóm với chú Sáu, và trong buổi cơm tối đó bố có nói gì đó với má tôi, đại loại bố đã biết kẻ trộm là ai rồi.
Mặc dù phán đoán như vậy, bố tôi cũng nhẩn nha để cho kẻ trộm dọn sạch ba bề bốn bên toàn bộ hàng rào nhà tôi – một “công trình” mà nhà tôi phải dành dụm khá lâu mới “trang bị” được .

Lúc đó, tôi không hề gợi lên suy nghĩ rằng: tại sao trong một thời gian dài kẻ trộm xuất hiện đều đặn ở vườn nhà tôi mỗi đêm, mà bố tôi không nhờ chính quyền can thiệp; hay chí ít, bố hoàn toàn có thể hành xử theo cách mà người dân vùng tạp cư chỗ nhà tôi thường hay làm: kêu người phục trong đêm “xử” bọn trộm một trận. Với trường hợp kẻ trộm nhẩn nha như thế, việc ra tay với chúng chắc hẳn là rất dễ.

Nhưng không, bố tôi vẫn hằng ngày đạp xe đi làm, và chứng kiến các thanh trụ rào lần lượt “đội nón ra đi”. Đến trước hôm chiếc trụ rào cuối cùng bị nhổ, bố tôi hí hoáy khoan lỗ hai đầu cột căm xe đang chống vách nàh sau và dùng dây kẽm gai buộc chắc vào đuôi kèo sát mái tôn. Thấy tôi đứng nhìn, bố bảo:
- Sau khi nhổ hết trụ rào, thế nào cũng đến lượt hai cây cột căm xe này. Nhưng nó là loại gỗ quý, không nên để mất.
Bố nói rất đỗi tự nhiên, như thể đang để cập đến một việc làm của chính mình chứ không phải nói về kẻ trộm.

Quả thật đêm sau, khi cả nhà đang ngủ thì nghe rõ tiếng cây trụ căm xe chống vách sau bị nâng lên, gỡ ra khỏi vách nhưng vì bố tôi đã buộc vào đuôi kèo nên sự việc ấy gây ra tiếng va quệt vào mái tôn. Nghe thế, bố tôi đang nằm trong nhà nói vọng ra bằng một giọng rất tỉnh ngủ:
- Tui cột chắc rồi, không gỡ được đâu.
Sau đó, mọi việc đều im ắng.

Sau đó, tôi nhớ có lần bố tôi nói, đại ý là những người ăn trộm như vậy, trước sau gì cũng không ở được đất này. Tôi có nghe, nhưng cũng không lưu tâm.

Đến khi lớn lên, những thắc mắc về việc bố tôi đối xử với bọn trộm cứ ám ảnh tôi mãi. Tôi đem hỏi bố. Ông bảo:
- Thực ra, ngay từ đầu bố để ý các loại củi của những nhà trong xóm đã biết ngay ai là kẻ trộm. Nhưng thôi, nhà người ta nghèo quá, con cái nheo nhóc, bản thân người ta ít học, con cái họ cũng lại không được đi học, cách kiếm sống như vậy cũng là phải thôi.

Tôi cãi, cho rằng việc dung dưỡng những kẻ trộm như vậy cũng không hẳn là tốt. Nhưng bố bảo:
- Câu chuyện mất trộm các trụ rào, nếu nhìn ở góc độ nhà mình và kẻ trộm, thì việc bố làm có vẻ như dung dưỡng một hành vi xấu, phạm pháp. Nhưng, nếu con tập nhìn rộng ra, thì sẽ thấy pháp luật hiện đang thực thi như thế nào ở quê hương mình, khi mà những người thân cô thế cô vẫn không thể dựa vào luật pháp để yên ổn, bằng chứng là các vụ thanh toán nhau ở cái xứ tạp cư này vẫn diễn ra đều đều như con đã thấy. Con hỏi bố sao không “xử” bọn trộm ư? Việc ấy dễ đến mức con còn nghĩ đến được, lẽ nào bố không biết. Nhưng vì một số mất mát, mà mình ra tay với họ, nhẹ thì cũng bệnh tật, nặng thì cũng tàn phế. Như vậy thì từ chỗ họ khổ vì nghèo đối đến nỗi phải đi ăn trộm, dẫn đến họ khổ vì bệnh tật bởi đòn thò. Mà người ta có ai muốn mình khổ đâu, bởi cuộc sống khó khăn, điều kiện bản thân chật vật, bần cùng sinh đạo tặc, người ta làm như vậy là sẵn sàng đánh đổi mạng sống để kiếm miếng ăn. Mình chưa đến nỗi mất miếng ăn, mà lại định đổi tính mạng hay sự lành lặn của họ hay sao. Bố không chọn cách đó là vậy.

Về lời nhận định những người lấy trộm trụ rào của nhà tôi “sẽ không ở được đất này”, cũng được bố giải thích:
- Thực ra, cả xứ này toàn là dân tạp cư, nhiều thành phần phức tạp và rất hung dữ. Họ trộm nhà mình thì được, nhưng nếu ăn quen, trộm sang nhà khác, thì chắc chẳng thể yên thân như với nhà mình đâu.

Hóa ra, kẻ trộm chính là một nhà hàng xóm, cách nhà tôi dăm nóc nhà và vài khoảnh ruộng. Lúc tôi nghe những lời giảng giải của bố, thì quả thật nhà ấy đã rời xóm tôi đi đâu từ lâu rồi, tôi chỉ nhớ rõ “nhà ấy” bỏ đi sau một lần bị cháy nhà, cháy vào lúc xế chiều, giữa mùa khô ráo, không rõ nguyên nhân. Hình ảnh cuối cùng tôi nhớ được về họ – những người láng giềng bình thường cho đến khi bố kể – là những đứa con nheo nhóc, bụi bặm, có đứa trạc tuổi tôi nhưng không hề đến trường.
Sau này lớn hơn, đi lại nhiều nơi, tôi nhớ lại lời bố mới thấy khả năng nhìn nhận sự việc để không gây khổ thêm cho người là rất quan trọng. Bố từng bảo, con người ta giao tiếp với sự sự vật vật bằng cái giác quan của cái ngã của mình, nên từ đó mới có phân biệt ta – người, được – mất, hơn – thua, thành – bại, vinh – nhục. Đó là cái biết đắm chìm trong khổ.

Thuở ấy, tôi từng ấp ủ rằng đến một lúc nào đó “đủ sức hiểu”, tôi sẽ hỏi bố nếu như vậy thì làm thế nào để có cái biết không đắm chìm trong khổ. Nhưng tôi chưa kịp hỏi thì bố đã quá đời vì bạo bệnh. Bây giờ nhớ bố, cảm giác mất mát những cây trụ rào thuở xưa đã thay bằng ý nghĩ dường như qua đó tôi được nhận một bài học lớn từ bố, dẫu là không trọn vẹn do bản tính rụt rè không chịu hỏi của tôi thuở thiếu thời. Nhưng có lẽ, đó cũng chính là điều gửi gắm của bố: hãy tự mình tìm lấy “cái biết không đắm chìm trong khổ”.

TRÙNG TUYÊN


Trước tiên xin trích dẫn câu nói của nhà bác học lừng danh thế giới Albert Einstein đã nói về vấn đề ăn chay như sau: "Không gì đem lợi ích cho sức khỏe con người, và đồng thời làm tăng cơ may sinh tồn trên quả địa cầu bằng sự tiến hóa đến một chế độ ăn chay" (Nothing will benefit human health and increase chances for survival of life on Earth as much as evolution to a vegetarian diet. - Albert Einstein )

Ngày nay ăn chay đang trở thành một xu hướng thịnh hành ở các nước Âu, Mỹ, người ta khuyên nên dùng nhiều các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, dưới góc nhìn dinh dưỡng, có nhiều nhà dinh dưỡng khuyên những người ăn chay tuyệt đối nên có ý thức lựa chọn thực phẩm để cơ thể được cung cấp các chất một cách tốt nhất

Trên thế giới, hiện đang có 4 loại hình ăn chay (có tác giả phân thành 6 loại) là ăn chay có dùng sữa, ăn chay có dùng trứng, ăn chay có sữa và trứng, ăn chay tuyệt đối. Nhưng cũng có người cho rằng chỉ có 2 loại là ăn chay tuyệt đối và ăn chay tương đối (có dùng sữa, trứng; hoặc chỉ ăn chay một số ngày, một số ngày khác thì có ăn cá, thịt gà). Ăn chay tuyệt đối là ngoài thức ăn thực vật, thì không dùng bất cứ loại thức ăn nào có nguồn gốc động vật.

Con người không thuộc loài ăn thịt

Các trường phái ăn chay (thực dưỡng) đều có những quan điểm chung tuy mức độ có khác nhau chút ít, nhưng đều thống nhất là: con người không phải là loài ăn thịt, mà là ăn ngũ cốc và rau quả, bởi vậy đã ăn chay là không ăn thịt. Các nhà nghiên cứu đã nêu ra nhiều bằng chứng nhằm chứng minh rằng con người là sinh vật ăn ngũ cốc:

So sánh nanh vuốt thấy con thú ăn thịt có móng vuốt sắc như dao là để vồ, cấu xé con mồi. Sự chuyển động độc nhất lên xuống của quai hàm, sự bén nhọn sắc cạnh của những chiếc răng nanh dài và thiếu răng để nghiền. Ruột rất ngắn (chỉ bằng 3 lần chiều dài cơ thể), dạ dày lại tiết nhiều acid (gấp 10 lần so với các loài thú không ăn thịt), vì việc tiêu hóa thịt đòi hỏi không ứ đọng thức ăn lâu trong ruột, không gây lên men thối sản sinh nhiều chất độc.

Con người là sinh vật ăn ngũ cốc, rau quả, có cấu tạo của bộ tiêu hóa khác với sinh vật ăn thịt. Răng người là để nghiền hạt, ruột rất dài (gấp 6 lần chiều dài cơ thể) thức ăn đi qua mất từ 18-24 giờ. Trên thực tế, loài người thời nguyên thủy là những người ăn chay tuyệt đối, chưa tìm ra lửa để nấu nướng, thì phải ăn sống, thức ăn tiêu hóa chậm hơn càng cần phải có thời gian ở trong ruột lâu để được lên men lactic. Cho đến mãi sau này khi biết sử dụng lửa họ mới biết cách ăn thịt. Nếu ăn ngũ cốc và rau quả thì chỉ có sự lên men lactic, hầu như phân không có mùi thối và không chứa chất độc. Khi thức ăn thực vật chứa nhiều glucid dễ lên men thì sự lên men xảy ra sớm và tự nó ngăn cản được việc thối rữa vốn thường xảy ra chậm hơn. Vi khuẩn lên men lactic hoạt động trong môi trường acid, còn vi khuẩn lên men thối rữa không phát triển được trong môi trường này. Sự lên men thối rữa sản sinh nhiều chất độc hại.

Những luận điểm chống ăn thịt

Người ta cho rằng cũng như mọi khoa học, khoa sinh lý dinh dưỡng xuất xứ từ phương Tây, nơi chăn nuôi gia súc lớn phát triển rất sớm. Đồng thời kỹ nghệ len dạ, kỹ nghệ thịt sữa... cũng phát triển mạnh. Khoa học sinh lý dinh dưỡng phương Tây ra đời trên cơ sở ăn uống ấy, nên họ lấy thịt làm đối tượng nghiên cứu chính, tất nhiên không thể có cách nhìn khác mà phải coi protein động vật là rất quan trọng. Dựa theo khái niệm giá trị sinh học do Osborne đề ra năm 1909, các cuộc nghiên cứu của phương Tây đều được tiến hành trên chuột nhắt trắng – giống vật thí nghiệm dễ nuôi nhất. Chuột khác hẳn người, sự phát triển của chuột về khối lượng và trọng lượng cơ thể tăng 112 lần nhanh hơn người. Nhờ vậy mà các nhà nghiên cứu dễ nhận thấy rằng protein động vật là tốt nhất. Quả thật, thế hệ những người ăn nhiều thịt có to lớn hơn lớp ông cha ăn ít thịt, nhưng liệu sự phát triển ấy có tốt cho toàn bộ cuộc đời? Hay như cây lúa bón nhiều phân đạm thì “bốc” nhanh, cây cao, lá rậm, nhưng lại đổ non, kém hạt.

Thức ăn chay xuất phát từ thực vật.

Qua những trả giá vì ăn quá nhiều thịt, hiện nay ngay ở phương Tây cũng đã có cái nhìn “đổi mới”. Ăn thịt đến một lượng nào đó thì trong ruột diễn ra một quá trình thối rữa, vì ruột dài thức ăn nằm lại lâu, trong phân có chứa những độc tố. Một bác sĩ người Mỹ đã phân tích nước tiểu người ăn thịt và ăn chay và nhận thấy rằng so với thận của người ăn chay thận của người ăn thịt phải làm việc vất vả gấp 3 lần để loại bỏ những độc chất phức hợp trong thịt. Khi con người còn trẻ, họ thường có thể chịu đựng được gánh nặng bất thường này đến mức không có một dấu hiệu tổn thương hay bệnh tật nào xuất hiện. Nhưng khi thận “già” đi và trở nên hao mòn chậm chạp một cách thật nhanh chóng, chúng sẽ không hoàn thành đầy đủ chức năng và bệnh tật là kết quả hiển nhiên.

Một công trình nghiên cứu khác cho thấy, ăn nhiều thịt khi tiêu hóa cơ thể sẽ tạo ra chất homocystein, làm cho thành mạch dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho cholesterol hình thành xơ mỡ động mạch. Người ta nhận thấy lượng homocystein càng cao càng dễ bị bệnh mạch vành gây nhồi máu cơ tim và hẹp động mạch cảnh dễ gây thiếu máu não, hoặc tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, một con vật khi sự đau đớn cùng cực của đời sống bị giết chết, cũng rất đáng lưu ý. Bởi hệ sinh hóa của một con thú bị kinh hoàng khiếp sợ, trải qua những thay đổi sâu xa khi nó vùng vẫy phấn đấu một cách tuyệt vọng để được sống đã sản sinh ra chất độc. Các độc tố xuất tiết từ sự đau đớn... bị đẩy đi khắp cơ thể, có trong máu và ngấm hoàn toàn vào các mô của con vật. Theo sách Bách khoa Brittanica, chất độc trong cơ thể nó gồm acid uric và một số độc tố khác. Do đó khi ăn vào ta cũng bị nhiễm độc.

Ăn chay có đủ chất dinh dưỡng?

Đã có một thời, nhiều nhà khoa học cho rằng ăn chay cơ thể không được cung cấp đủ các loại chất dinh dưỡng, sẽ bị suy yếu. Nhưng có một thực tế hiển nhiên là các nhà sư chân tu chỉ ăn những thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà vẫn khỏe mạnh, có nhiều người đạt tuổi thọ cao. Xu hướng hiện nay, nhiều người cho rằng ăn chay có sức khỏe chẳng thua kém gì ăn thịt, có khi còn khỏe mạnh hơn.

Dưới lăng kính y học, ăn chay giúp phòng chống được nhiều bệnh tật. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít acid béo bão hòa, nhiều acid béo chưa lão hòa đa nối đôi. Có nhiều flavonoid và caroten, nhiều vitamin E, C có tác dụng chống các gốc tự do phát sinh trong cơ thể. Do vậy mà ăn chay phòng chống được nhiều bệnh như: béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2, sỏi mật, ung thư, sa sút trí tuệ... Ngoài ra, ăn chay còn có khuynh hướng ít bị viêm ruột thừa, ít bị hội chứng đại tràng kích thích, trĩ và giãn tĩnh mạch chi...

Tuy nhiên các nhà dinh dưỡng khuyên những người ăn chay tuyệt đối nên có ý thức lựa chọn thực phẩm để cơ thể được cung cấp đầy đủ chất. Ăn chay dễ bị thiếu năng lượng bởi ít chất béo và nhiều chất xơ (mau no), đo đó những người đang cần tăng nhu cầu năng lượng (trẻ em đang lớn, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con bú...) cần lưu ý ăn đủ lượng calo cần thiết như ăn nhiều các hạt có dầu, ăn thêm các bữa phụ, uống nhiều sữa đậu nành. Ngũ cốc thường bị thiếu một số acid amin cần thiết như lysin (gạo, ngô, lúa mỳ), threonin (gạo), tryptophan (ngô) và methionin (các loại đậu). Do vậy cách ăn chay tốt là ăn hỗn hợp nhiều loại thức ăn thực vật để chúng bổ sung các acid amin cần thiết cho nhau.

Chất khoáng cũng có vai trò rất quan trọng. Thường trong rau cung cấp không đủ canxi, sắt và kẽm. Do đó người ăn chay nên sử dụng nhiều nước quả, các sản phẩm từ đậu đỗ. Khi xào nấu tránh cho quá nhiều muối ăn vào rau – vì natri cản trở cơ thể hấp thu canxi. Không nên ăn những loại quả xanh, hoặc chát vì tanin làm giảm hấp thu chất sắt và kẽm. Nên ăn thực phẩm giàu sắt như các hạt họ đậu, rau lá xanh đậm và quả sấy khô. Nên ăn gạo lức, lúa mỳ nguyên cám là thứ có nhiều kẽm.


BS. Vũ Hướng Văn (khoa học @ đời sống)