"Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này"

925sms.vn là dịch vụ cho phép bạn gửi 20 tin nhắn miễn phí mỗi ngày tới tất cả cá mạng di động trong nước. Tớ đã đăng ký và test thử, tin nhắn được gửi tới máy rất nhanh không thua gì nhắn tin trực tiếp .
Mời các bạn đăng ký tại đây




Nhớ gõ chính xác số mobile của mình để nhận password.Sau khi nhận được password, bạn login bằng số mobile của mình và password nhận được

Sau khi login xong, bạn có thể đổi lại password theo ý mình
Giờ thì spam bạn bè đi thôi

Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươi. Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăng từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong xanh êm mát. Lúc ấy dòng sông còn trẻ lắm, và dòng sông muốn chảy mau ra biển cả. Dòng sông càng lớn càng đẹp ra, lượn khúc yêu kiều ven đồi và bờ lúa.

Một ngày kia dòng sông chú ý đến sự có mặt của những đám mây trong lòng nước. Mây đủ màu sắc, hình thể, đẹp quá chừng, nên suốt ngày dòng sông cứ miệt mài chạy đuổi theo những đám mây, mong bắt được một đám mây cho riêng mình. Nhưng mây cứ lơ lững từng cao khó mà bắt được, nhất là mây cứ thay hình đổi dạng không ngừng. Vì mây vô thường như vậy nên dòng sông rất đau khổ. Chạy đuổi bắt theo mây thì vui nhưng sau đó thì dòng sông đầy thất vọng, u sầu và tức giận.

Một ngày kia, một cơn gió lớn đi qua, quét sạch mây trên trời. Bầu trời trở nên quang đãng không còn một bóng mây. Dòng sông não nề tuyệt vọng, không còn muốn sống nữa. "Không còn mây để chạy theo, ta sống để làm gì?"

Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, dòng sông quay trở về tiếp xúc với chính mình. Lâu nay dòng sông chỉ đuổi theo những cái bên ngoài mà không bao giờ thấy được chính mình. Tối hôm đó, lần đầu tiên dòng sông nghe tiếng mình khóc, âm thanh sóng vỡ vào bờ. Dòng sông lắng nghe tiếng của mình và khám phá ra một điều rất quan trọng.

Dòng sông nhận ra rằng cái mà lâu nay mình theo đuổi đã nằm sẵn trong lòng mình. Tưởng mây là gì, đâu ngờ mây cũng chỉ là nước. Mây sinh ra từ nước và bây giờ mây trở lại thành nước. Và dòng sông tự bao giờ cũng vẫn là nước như một đám mây.

Sáng hôm sau, khi mặt trời lên cao, dòng sông khám phá ra thêm một điều thật đẹp. Đây là lần đầu tiên dòng sông thấy được bầu trời xanh thẳm. Lâu nay dòng sông chỉ chú ý đến mây, không chú ý đến bầu trời. Bây giờ sông mới hiểu rằng bầu trời là quê hương của các đám mây. Mây luôn luôn thay đổi nhưng bầu trời không bao giờ thay đổi. Và bầu trời cao đã có mặt trong lòng sông tự thuở nào. Cái thấy này đem lại cho dòng sông một nguồn an lạc lớn.

Dòng sông hiểu rằng bao giờ bầu trời xanh còn có mặt, niềm an lạc của dòng sông sẽ mãi mãi vững bền.

Trưa hôm đó, các đám mây lại lục tục trở về nhưng dòng sông không còn có nhu yếu muốn đuổi bắt nữa.

Đám mây nào đi qua, dòng sông cũng thấy đẹp và cũng vẫy tay chào. Dòng sông không còn thấy buồn tủi hay lưu luyến. Bởi đám mây nào cũng là một dòng sông, chẳng còn phải chọn lựa. Một niềm an vui hài hòa đã kết hợp mây và sông.

Tối hôm đó một điều thật tuyệt diệu đã xảy ra. Dòng sông mở rộng lòng đón mặt trăng rằm, mặt nguyệt tròn tròn vành vạch và sáng rực rỡ như một viên bảo châu trong dòng nước trong vắt.

Có một bài kệ miêu tả hình ảnh đẹp đó:

Bụt là vầng trăng mát
Đi ngang trời thái không
Hồ tâm chúng sanh lặng
Trăng hiện bóng trong ngần

Dòng sông trong vắt đã làm hiện rõ bóng trăng và trăng đã cùng mây nước dắt tay nhau đi thiền hành về biển cả.

Chẳng có gì phải chạy đuổi theo. Chỉ cần trở về với mình, trở về với hơi thở và nụ cười, trở về nơi mình ở, nơi có thông reo, chim hót và nắng ban mai. Còn nơi nào đẹp hơn nữa?
(Thích Nhất Hạnh )


Internet Explorer 8 đã chính thức ra mắt ngày 20/3/2009
Mời bà con download phiên bản IE8 chính thức tại đây:


Bản ghost XP SP3 tớ làm có thể ghost cho tất cả các loại mainboard, Desktop lẫn laptop đều chạy vù vù.
Bộ này tớ đã update hotfix tới hết tháng 2 năm 2009,
Đã bung sẵn gói ngôn ngữ Asia (China, Korea, Vietnam, Japan, etc...) để duyệt web
Có cài thêm Net Frame Work 1.1 SP1
Thêm 1 số tiện ích nhỏ tiện dụng và tớ đã tweak, tinh chỉnh bản ghostXP này để chạy ngon nhất.
Các bạn có thể tải về dùng tại đây:
Sau khi tải về, dùng file FFSJ.exe để nối các phần lại với nhau là xong. Nhớ dùng ghost v11.5 để bung bộ ghost này.
Hình minh họa:



Giao diện bộ win XP SP3 nhà tớ đây:


Một cái nhà luôn khác với một mái ấm. Một gia đình luôn khác với một cuộc hôn nhân. Và trách nhiệm với gia đình, mái ấm không phải là trách nhiệm với cá nhân người vợ hay người chồng.

Gia đình cần nhiều nguyên tắc để tồn tại nhưng cũng có khi nó chẳng cần nguyên tắc nào. Vấn đề là ở ý thức của người trong gia đình đó. Với người ý thức có gia đình sẽ chẳng cần một nguyên tắc nào bổ trợ. Nhưng với người thiếu ý thức gia đình thì cả mớ nguyên tắc cũng chỉ khiến gia đình ấy trông giống một gia đình mà thôi.

Một cái nhà. Có một cái giường, 2 cái gối, 1 cái chăn. Có đầy đủ những vật dụng khiến người ta nhận biết rằng cái nhà có người ở và người ở là một cặp vợ chồng. Nhưng cái nhà đó chưa chắc được coi là mái ấm. Nó giống như “Cái áo không thể làm nên thầy tu” vậy. Để được xem là một mái ấm, đòi hỏi căn nhà đó phải có một sức sống.

Sức sống thì chỉ có người ở trong căn nhà đó làm ra được. Mà cũng không phải chỉ có người chồng, người vợ. Nó đòi hỏi sự quan tâm giữa hai cá thể đó với nhau. Nó đòi hỏi tình cảm của 2 con người đó với nhau. Tin không, bạn có thể cảm thấy ngay được một gia đình hạnh phúc hay không hạnh phúc khi bạn bước vào căn nhà đó.

"Happy house" không phải là một căn nhà đầy đủ tiện nghi hay lộng lẫy. Tiện nghi và lộng lẫy nằm ở tình cảm con người sống trong căn nhà đó dành cho nhau. Dành cho nhau, là phải chỉ dành cho nhau chứ không phải dành cho căn nhà.



Một cuộc hôn nhân. Hai con người đến với nhau bằng tình yêu, cưới nhau bằng một đám cưới. Có hôn thú rõ ràng. Có hai bên nội ngoại đầy đủ. Thậm chí, có cuộc sống sung túc. Nhưng cuộc hôn nhân đó chưa chắc được coi là một gia đình. Nó giống như giữa mùa Hạ có một ngày se lạnh. Ngày se lạnh ấy do bão rớt chứ không phải là mùa Thu. Không có mùa Thu ở trong mùa Hạ. Để có một gia đình thì chỉ có người trong cuộc hôn nhân đó tạo nên. Cái đó gọi là sự thiêng liêng. Cái đó là sự trân trọng cuộc sống chung này.

Là người chồng dù là giận vợ thì cũng không giận gia đình. Là người vợ dù đang ghét chồng cũng không ghét cuộc sống chung này. Tôi thích ý nghĩa của một câu nói: Dù em đang rất giận chồng nhưng tuyệt đối em không muốn chồng em đi qua đêm. Không phải cô ta sợ chồng đi qua đêm gặp cám dỗ. Mà cô ta giữ cho gia đình này đầy đủ người, đầy đủ tình, đầy đủ sự trọn vẹn. Hay khi giận vợ đến đâu đi nữa, tôi cũng không bao giờ muốn bỏ vợ tôi ở nhà một mình suốt một đêm. Dù rằng có thể tôi chỉ ngồi với những người bạn thân của mình.
Một người đàn ông. Anh ta có thể là một ai đó có vị trí xã hội cao ngất trời. Anh ta có thể nuôi sống những người xung quanh anh ta. Anh ta có thể là một người đàn ông cực kỳ đàn ông. Nhưng anh ta sẽ không thể là một người chồng nếu như anh ta không có một người vợ. Tự nhiên là vậy. Có một người vợ tức là anh ta ý thức rằng anh ta có vợ. Anh ta có vợ tức là anh ta phải hy sinh những cô bồ. Anh ta có thể không yêu vợ như từng yêu người tình nhưng không có nghĩa là anh ta có thêm một người tình để so sánh với vợ anh ta.

Vợ - Chồng. Tự nhiên là cần một người đàn bà kết hợp với một người đàn ông. Nhưng không phải là 2 cuộc sống riêng. Mà là một cuộc sống chung. Không phải một cuộc hôn nhân. Mà là một gia đình. Không phải là mua 1 căn nhà. Mà là một mái ấm. Không phải sẽ sinh ra 1 đứa con. Mà là cho tình yêu có một kết quả đúng. Không phải ràng buộc nhau. Mà là gắn kết và hoà quyện. Là nước với nước chứ không phải nước với dầu. Là dành cho nhau chứ không phải phân công nhiệm vụ.

Nghĩ về gia đình, mái ấm, vợ chồng là cái nghĩ suốt đời. Nó ăn vào máu và thành như hơi thở. Dù mỗi gia đình một hoàn cảnh thì mục đích mà ai cũng muốn mong hướng tới vẫn là hạnh phúc của gia đình đó. Học có thể làm nhiều cách song nếu người chồng hoặc người vợ không cảm thấy hạnh phúc thì cách làm đó bị coi là thất bại. Để tồn tại thì có thể chỉ cần người chồng bị điếc, người vợ bị đui. Còn muốn hạnh phúc bền vững thì người chồng cần thính tai nhất có thể và người vợ cần sáng mắt nhất có thể.

Để lắng nghe thấy hết mọi nhu cầu của người vợ. Để thấy xa hơn nữa những điều cần thiết cho chồng mình. Để nghe thấy cả những điều vợ mình chưa nói và để thấy hết cả những điều chồng mình đã làm. Chỉ hiếm nỗi, đàn ông trời ban cho đôi mắt còn phụ nữ lại chỉ có lợi thế về đôi tai. Thế nên mới có câu “Gái yêu bằng tai, trai yêu bằng mắt”. Thế nên người chồng biết đủ chuyện thiên hạ nhưng mãi chẳng hiểu hết vợ mình. Còn người vợ chỉ nhìn thấy điều chồng mình không làm cho mình mà không bao giờ thấy được những điều người chồng đã làm trong thầm lặng.

Nghĩ mà thấy khó lắm thay!

Theo Đẹp

Chúc chị em ngày 8.3 luôn vui tươi và hạnh phúc

* * *
Cửa hàng hoa 20-10 phát tờ rơi quảng cáo: “Hãy mua hoa của chúng tôi để tặng vợ. Nếu chưa có vợ hãy mua tặng người yêu. Nếu cũng chưa có người yêu thì càng nên mua hoa để chúc mừng chính bạn đang có cuộc sống vô tư đến thế”.

* * *

Nhà thơ NTV nổi tiếng với bài “Vẻ đẹp vợ tôi” xuất bản năm 2000, trong đó có câu: “Vẻ đẹp ấy sánh ngang trời đất”, hôm qua đã bị vợ ra đòn từ phía chính diện. Ông nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu. Qua điều tra ban đầu, cảnh sát cho biết: Bà vợ nhà thơ đã được một tay nhà thơ khác phân tích cho nghe về “tuyệt phẩm” của ông chồng tặng bà: “Trời đất” tiếng Hán Việt là “Thiên Thổ” tức... “thô thiển”.
Kết luận: Phụ nữ đúng là có tính thù dai, sau 8 năm mới ra tay

* * *

Phần thưởng cuộc thi của báo Vợ Chồng tổ chức với đề tài: “Hãy kể một câu chuyện chứng tỏ việc nộp tiền cho vợ thì dễ, xin tiền vợ mới khó” đã tìm được chủ nhân. Câu chuyện có nội dung: Chồng có đôi giầy rách há mõm, không dám xin tiền vợ, bèn lấy bút phủ trắng viết lên giầy: “Chú ý! Giầy rách” kèm theo mũi tên chỉ hướng rách. Ai ngờ vừa nhìn thấy người vợ đã gầm lên: “Ông móc đâu ra tiền để mua bút phủ viết lăng nhăng, loại bút này rẻ cũng phải 10 ngàn, lập quỹ đen hả?”

* * *

Báo Thời Trang Cười ra câu đố ở mục đố vui: “Một cô gái không lịch sự mặc áo hai dây ra đường. Hỏi trên mỗi vai cô có mấy dây?”. Trong hàng loạt đáp án gửi về hầu hết đều trả lời: Mỗi vai có 2 dây, thậm chí có độc giả còn giải thích thêm rằng trong đó một dây bằng nhựa trong suốt (mốt mới của chị em). Tuy nhiên đáp án gốc lại khác hẳn: Mỗi vai chỉ có 1 dây, vì đây là cô gái... không lịch sự.
Lời bình: Các mục Cười chúa là hay đố mẹo!

* * *

Theo tạp chí “Khám phá xe hơi”, nhãn hiệu ôtô được các chị em phụ nữ VN ưa thích nhất đó chính là Hyundai. Lý do chính được chị em đưa ra là khi phát âm từ Hyundai bằng tiếng Việt nghe cứ như là “hun giai”. Điều này nghe thật lãng mạn.
Lời bình: Liệu có chị em nào phát âm kiểu khác không nhỉ?

* * *

Phụ nữ thật sự muốn gì???

Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một ngôi làng của bộ tộc Adam sống trong một thung lũng. Tất cả mọi người trong bộ tộc đều lấy tên của bộ tộc để đặt trước tên của mình như một sự tôn vinh, Adam1, Adam2, và cứ thế tăng dần lên...

Một ngày nọ, tù trưởng của làng, Adam1, bỗng nẩy ra ý định mình sẽ làm một chuyến phiêu lưu. Anh ta đem theo tất cả những thứ cần thiết, trao quyền tù trưởng cho người bạn thân nhất của mình là Adam2 rồi lên đường.

Chuyến phiêu lưu nào cũng đến lúc kết thúc, và Adam1 giờ đây đang trên con đường trở về ngôi làng yêu quí của mình. Gần về đến làng, Adam1 chỉ còn phải đi qua một con đường nhỏ xuyên qua núi.

Bỗng nhiên, một con quái vật khủng khiếp nhảy ra ngay trước mặt anh, nói với Adam1 rằng nó sẽ giết chết anh nếu không trả lời được câu đố của nó.

Nó nói rằng đây là một câu đố vô cùng khó, hàng trăm hàng ngàn năm nay, những bộ óc siêu việt nhất của loài người cũng không tài nào có câu trả lời đúng, vì thế nó sẽ cho Adam1 thời gian một năm để tìm ra câu trả lời. Quá thời hạn đó nó sẽ tìm đến để giết chết Adam1 (đương nhiên là nó sẽ làm được- quái vật mà) và tiện thể tiêu diệt luôn cả làng của anh ta.

Và câu hỏi đó là : "Phụ nữ thật sự muốn gì?"

Đây quả là một câu hỏi quá sức khó đối với Adam1, nhưng không còn cách nào khác, anh đành chấp thuận.

Trở về, Adam1 hỏi tất cả mọi người trong làng, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời hoàn hảo. Adam1 cũng mời tất cả các nhà thông thái của bộ tộc Adam đến để hỏi, các nhà thông thái tranh cãi với nhau rất lâu, rất lâu mà vẫn không tìm ra được câu trả lời .
Cuối cùng họ khuyên Adam1 nên đến hỏi mụ phù thuỷ già sống gần đó, tuy nhiên cái giá phải trả cho mụ thường là rất đắt...

Những ngày cuối cùng của thời hạn một năm cũng đã tới gần. Adam1 không còn cách nào khác là đến xin ý kiến của mụ phù thuỷ. Cô ta đồng ý sẽ đưa câu trả lời nhưng với một điều kiện. Đó là cô ta muốn lấy Adam2, vị tù trưởng rất đẹp trai, phong độ và mạnh mẽ của bộ tộc Adam, bạn thân nhất của Adam1.

Adam1 thất kinh và nghĩ, nhìn mụ phù thuỷ mà xem, mụ vừa cực kì xấu xí lại vô cùng độc ác. Adam1 chưa từng bao giờ thấy một ai đáng sợ như mụ ta. Không, Adam1 sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi đến như vậy. Adam1 cố thuyết phục mụ ta nhưng không, mụ không chấp nhận ai khác ngoài Adam2.

Khi biết chuyện, Adam2 đã nói với Adam1 rằng sự hi sinh đó của chàng làm sao có thể so sánh được với sự sống của Adam1 và sự tồn tại của ngôi làng yêu quý. Và Adam2 quyết định hy sinh.

Cuộc hôn nhân được chấp thuận và Adam1 cũng nhận được câu trả lời. Điều phụ nữ thật sự muốn đó là: "Có thể tự quyết định lấy cuộc sống của mình".

Ngay lập tức tất cả mọi người đều nhận ra rằng mụ ta vừa thốt ra một chân lý. Adam1 của họ nhất định sẽ được cứu. Quả thật con quái vật khủng khiếp nọ đã rất hài lòng với câu trả lời và giải thoát cho Adam1 khỏi cái án tử hình kia.

Sau đó tất nhiên là đám cưới của mụ phù thủy và Adam2. Tưởng chừng như không có gì có thể khiến Adam1 hối hận và đau khổ hơn nữa vì đã để cho bạn mình phải hy sinh như vậy. Tuy nhiên chàng tù trưởng Adam2 của chúng ta vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự.

Đêm tân hôn, Adam2 thu hết can đảm bước vào động phòng. Nhưng, gì thế này? Trong phòng không phải là mụ phù thủy già nua xấu xí mà là một cô gái vô cùng xinh đẹp đợi chàng tự bao giờ.

Nhận thấy sự ngạc nhiên trên nét mặt chàng, mụ phù thuỷ từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô lúc cô là phù thuỷ nên để thưởng cho chàng, cô sẽ trở thành một người xinh đẹp dễ mến đối với chàng trong một nửa thời gian của ngày. Vấn đề là chàng phải lựa chọn hình ảnh của nàng vào ban ngày và ban đêm.

Chao ôi sao mà khó thế? Adam2 bắt đầu cân nhắc:

Ban ngày nếu nàng là một cô gái xinh đẹp thì ta có thể vênh mặt, ưỡn ngực tự hào cùng nàng đi khắp nơi cùng anh em, nhưng ban đêm làm sao mà chịu cho nổi?

Hay là ngược lại nhỉ, học ở Bách Khoa bao năm rồi ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người đi, còn khi màn đêm buông xuống ta sẽ tận hưởng thiên đường cùng nàng công chúa kiều diễm kia?

Adam2 đã nghĩ ra câu trả lời cho mình, trước khi nhìn xuống dưới, nếu bạn là 1 Adam, bạn cũng nên có câu trả lời, ai mà biết được liệu bạn có rơi vào tình huống này hay không?


|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
\/

Adam2 đã bảo mụ phù thuỷ hãy "tự quyết định lấy số phận của mình". Tất nhiên câu trả lời này đã làm cho mụ phù thuỷ đội lốt cô nàng xinh đẹp kia hài lòng và nàng ta nói rằng nàng ta sẽ hóa thân thành một cô nương xinh đẹp suốt đời. Đó là phần thưởng cho người biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.


Vậy bài học rút ra từ câu chuyện này là gì ???

|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
\/


Như Adam2 sau này vẫn nói đi nói lại với con cháu…
Vợ bạn đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, từ sâu bên trong cô ta vẫn là một mụ phù thuỷ.


Nhân việc up thơ của truyện cổ tích củ chuối này nên tớ cũng có đôi dòng cảm tưởng.
Truyện Tấm Cám là 1 truyện cổ tích vớ vẩn nhất vì dạy trẻ con toàn làm điều thất đức và dã man tàn bạo. Lúc nào cũng nuôi ý chí trả thù, không có lòng hiếu sinh và vị tha. Cô Tấm xinh đẹp ác độc nham hiểm kinh hồn. Lừa Cám tắm nước sôi rồi lại lấy xương của Cám làm mắm, gửi về cho dì ghẻ ăn. Ặc ặc, giờ nghĩ tới đoạn này mà tớ rùng mình tởn hết cả da gà . Ai có con cái đừng lôi truyện này ra cho trẻ con đọc


Chuyện rằng ngày xửa ngày xưa
Ở một xứ nọ lắm dừa nhiều cau
Khắp nơi nhan nhản hàng Tàu
Rau xanh phun thuốc trừ sâu đầy vườn
Nổi lên có một cô nương
Tên là thị Tấm dễ thương khắp vùng
Eo thon với lại má hồng
Tuổi vừa đôi tám chưa chồng chưa con

Tấm này mẹ đẻ chẳng còn
Mồ côi từ thuở mới tròn thôi nôi
Thương thay thân phận cút côi
Cha nhịn không được lên đời vợ hai
Tưởng rằng sung sướng như ai
Hóa ra cơ cực ngày dài rối ren
Mụ này vừa xấu vừa đen
Tính tình đanh đá lại quen chửi chồng
Thói thường khác máu tanh lòng
Nên mụ hành hạ con chồng phát kinh
Lại thêm con Cám đồng minh
Mà mụ cứ ngỡ là xinh nhất nhà
Tả con của mụ qua loa:
Tóc thì khô cứng như là rễ tre
Cũng đang đến tuổi cập kê
Suốt ngày ảo tưởng được về cung vua
Tính tình ngang ngạnh như cua
Nhan sắc xét thấy cũng thua bồ Phèo (Chí Phèo)
Lại thêm cái tật nói leo
Ăn vụng, ngủ nướng đến mèo cũng kinh
Mẹ con nhà Cám rập rình
Thi nhau làm tội làm tình Tấm ta

Thanh minh trong tiết tháng ba
Hai đứa Tấm Cám la cà đi câu
Bây giờ đồng rộng nước sâu
Bắt cá khó lắm phải đâu chuyện đùa
Vụng về Cám phải chịu thua
Nhưng vì ranh mãnh nên lừa thật mau
Dụ cho Tấm ngủ vùi đầu
Cám liền trút cá vừa câu đi về
Tấm dậy, buồn ủ buồn ê
Ôi thôi con Cám, tao thề không thua
Thế rồi nước mắt như mưa
(Chiêu này Tấm học từ xưa lắm rồi
Nước mắt là thứ đồ chơi
Nhỏ ra vài giọt có người xót thương)
Bỗng đâu xuất hiện bên đường
Một ông tóc trắng phi thường dáng tiên
Trong túi thò rất nhiều tiền
Răng vàng lấp lánh cười hiền làm sao
“Con ơi có chuyện gì nào
Phải chăng có đứa nó xào đời con?”
Tấm ngồi khóc lóc nỉ non:
“Có thằng nào thật thì ngon quá rồi
Đằng này khổ quá Bụt ơi
Câu bao nhiêu cá mất toi không còn”
Bụt bảo “thôi nín đi con
Con xem trong giỏ có còn gì không?”
Nghĩ rằng mơ ước viển vông
Chắc chẳng có nổi con còng con cua
Thế nên Tấm thật bất ngờ
Thấy con cá bống chỉ vừa ngón tay
Bụt liền cặn kẽ chỉ bày:
“Con đem con cá nuôi ngay giếng nhà
Mỗi ngày đọc một câu ca
Cá nghe quen giọng sẽ sà tới ăn”
Nói xong Bụt biến mất tăm
Dưới đất la liệt đống khăn vừa dùng

Dì ghẻ tức giận đùng đùng
Lừa Tấm ra tận ngoài đồng chăn trâu
Tấm này thuộc loại dốt lâu
Bị lừa mấy bận vẫn mau tin liền
Thương thay cô Tấm cả tin
Tối về chăm bống chỉ nhìn thấy xương
Bèn nhờ Bụt rủ lòng thương
Bụt bảo chôn dưới chân giường, tính sau


Tháng ngày thấm thoắt qua mau
Một ngày xuân đẹp tươi màu cỏ xanh
Nhà vua mở hội yến anh
Bà con nô nức tranh giành nhau đi
Tấm bèn thẽ thọt xin dì
Đi chơi một chuyến đỡ phì người ra
Dì ghẻ quắc mắt hét la:
“Mày lại tính chuyện la cà tán trai
Thôi đừng xin xỏ dông dài
Ở nhà làm việc tao sai bây giờ”
Tấm bèn rên rỉ khóc hờ
Ở trong xó bếp ngồi chờ Bụt lên
Bụt này theo lệ đã quen
Thấy con gái khóc là mềm lòng thôi
Rõ là thế thái ở đời
Dù là Tiên Bụt, người trời hay ma
Đàn ông dại gái thật là
Ra đường ném đá trúng ba thằng liền
Ra tay công việc dẹp yên
Bụt còn mách nước làm duyên cho nàng
Xương cá giờ hóa bạc vàng
Quần là áo lượt khăn choàng đẹp xinh
Đôi hài thêu thật tài tình
Lại thêm xe ngựa lên kinh vui vầy

Tấm cho ngựa chạy như bay
Vừa gặp hoàng tử xán ngay lại nhìn
Mắt đen lả lướt đưa tình
Dáng người tha thướt càng xinh càng nồng
Mấy bài tán tỉnh kiếm chồng
Từ bé Tấm đã thuộc lòng trong tim
Thấy hoàng tử mắt lim dim
Tấm bèn hôn thử như phim xứ Hàn
Hoàng tử say đắm vô vàn
Vội vàng giục giã rước nàng về dinh
He he con gái xứ mình
Trong bụng thích chí say tình rồi đây
Thế mà vẫn cứ giả ngây
Làm cao một tí, mai này hết cơn
Thế là ra vẻ giận hờn
Làm bộ ngúng nguẩy lơn tơn chạy về
Không ngờ qua đoạn bờ đê
Chiếc hài rơi mất, ê chề chưa em?

Hoàng tử chạy vội đến xem
Thấy hài bèn nhặt rồi đem theo về
Nhìn hài lại thấy say mê
Bèn cho quân lính bốn bề loan tin
“Chân ai vừa vặn như in
Ta đến tận chỗ để xin lấy nàng”
Tin bay ra khắp xóm làng
Bao em thiếu nữ mơ màng lấy anh
Thi nhau chuẩn bị thật nhanh
Thử hài để được yên lành tấm thân
Cám ta cũng chẳng ngại ngần
Chìa ngay ra thử bàn chân to đùng
Hoàng tử thấy thế hãi hùng
Ôi thôi chân thế đạp chồng bẹp ngay
Mọi người thử hết mấy ngày
Chả ai vừa được chiếc hài đẹp xinh
Tấm ta đắc chí một mình
Chúng mày tưởng bở mà giành với tao
Bèn trang điểm má hồng đào
Mắt môi đưa đẩy ra chào con vua
Đưa chân một phát: hài vừa
Mẹ con nhà Cám sững sờ tức điên

Nghĩ đời Tấm thế mà hên
Thế là được rước về liền cung vua
Ngày đêm vào cuộc mây mưa
Khiến cho hoàng tử say sưa không rời
Nhưng phàm duyên phận ở đời
Mấy khi mà được tuyệt vời mãi đâu
Ở cung vua đã lâu lâu
Cuối cùng Tấm cũng âu sầu nhớ cha
Tấm xin phép được về nhà
Nào ngờ về đến giỗ cha mất rồi
Dì ghẻ mềm mỏng chào mời
“Con vào đây đã chứ đòi đi đâu
Ngoài kia có một cây cau
Con ra trèo hái thật mau cho dì”
Tấm liền nhăn nhở cười khì:
“Khó chi chuyện ấy, thôi dì để con”

Nghĩ thương Tấm tuổi còn son
Mắc mưu kế độc không còn xác thân
Mụ dì ghẻ chẳng ngại ngần
Vác dao ra chặt đứt phần thân cau
Tấm ngã lộn cổ xuống ao
Hồn lìa khỏi xác, nhập vào vàng anh
Con Cám quen thói lanh chanh
Hóa trang giả Tấm để thành vợ vua
(Hoàng tử là chức ngày xưa
Bây giờ chàng ấy mới vừa lên ngôi)
Vị vua trẻ cũng tinh đời
Mới sờ một phát là lòi mặt gian
Vợ ta da dẻ mịn màng
Chân dài, eo nhỏ, đôi hàng mi cong
Mũi cao, răng trắng, má hồng
Lại thêm cái khoản chiều chồng thương con
Còn cô tuy tuổi đang son
Mà sồ sề tựa năm con mất rồi
Mặt như bánh đúc, mắt lồi
Ông ứ chịu được, ông đòi vợ ông
Hu hu tội nghiệp anh chồng
Suốt ngày thương Tấm nên không ăn gì
Thấy mình cứ bị so bì
Cám tức lộn ruột, càng lì lợm thêm
Bà thì hành hạ từng đêm
Mày mà trốn tránh thì mềm xương ngay

Thế rồi cũng đến một ngày
Nhà vua dạo mát bên cây hoa hồng
Dạo này bực bội cõi lòng
Lại bị ép buộc làm chồng con kia
Chơi xong tha thẩn lối về
Có con chim nhỏ vân vê áo bào
Nhà vua thấy thế thì thào:
“Vợ ta thì hãy chui vào ống tay!”
Chim nghe thấy thế vào ngay
Nhà vua thích lắm cho bày tiệc vui

Vua bây giờ sướng mê tơi
Bèn giáng con Cám vô ngồi lãnh cung
Cám ta nổi giận đùng đùng
Lão này sao bỗng anh hùng thế kia?
Chắc là con Tấm đã về
Lão cho vợ mới ra rìa mà thôi
Nhưng mà nó đã tiêu đời
Mắt ta nhìn thấy nó rơi kia mà?
Cuối cùng Cám cũng hiểu ra
Con vàng anh nhỏ chính là Tấm xưa
Một hôm nhân dịp nhà vua
Ra ngoài đánh bạc gặp mưa không về
Ôi chao con Cám gớm ghê
Bắt chim giết thịt, nhậu phê tới chiều

Nhà vua bị mất chim yêu
Đã buồn nay lại càng tiều tụy thêm
Bà con thử nghĩ mà xem
Cái con chim ấy nếu đem rao hàng
Giá cũng mấy chục cây vàng
Vì là chim quý, nên chàng càng đau
Nắm lông vua lấy chôn mau
Từ ngay chỗ ấy xoan đào mọc lên
Thế là cứ đến hàng đêm
Vua ra cây ấy để quên vợ già
(Tức là mụ Cám ba hoa
Mỗi đêm hành hạ những ba lần liền
Khiến nhà vua trẻ phát điên
Nó xài xể thế xong liền đời trai)
Bây giờ vua nhậu lai rai
Dưới tán lá đẹp rủ dài bóng xanh

Cám biết liền nổi tam bành
Chặt ngay cây ấy lấy cành gỗ xoan
Sai người đóng một cái bàn
Để ngồi chat chit buôn hàng online
Tấm thì vốn tính thù dai
Hồn trong bàn gỗ suốt ngày không tha
“Cám kia mày biết tay bà
Bà thì bà khoét mắt ra bây giờ”
Con Tấm mà cũng gớm chưa
Cám nghe mà thấy bất ngờ làm sao
Rồi đem bàn gỗ xoan đào
Đốt thành tro bụi ném vào đồng xa

Thế rồi ngày lại tháng qua
Có một cây thị tà tà mọc lên
Có bà lão đến đứng bên
Thấy quả thị đẹp liền rên thế này:
“Thị ơi mày hãy rụng ngay
Bà để bà ngửi suốt ngày, không ăn”
Thế là quả thị rơi nhanh
Bà lão thích chí để dành ngửi thôi

Ngày nào bà cũng đi chơi
Già rồi tranh thủ không đời nó tiêu
Thế là sớm sớm chiều chiều
Tấm chui khỏi lốt yêu kiều đẹp xinh
Bây giờ Tấm đã thành tinh
Buôn bán lọc lõi tài tình làm sao
Chứng khoán trúng lớn, tiền vào
Tấm liền sắm đủ nhà lầu, xe hơi
Bà lão giờ biết Tấm rồi
Thế là mê tít: “ở chơi với bà
Hai bà cháu ở một nhà
Cháu sướng bà cũng sướng ra muôn phần”


Thế rồi vào một ngày xuân
Nhà vua lỡ bước đưa chân chốn này
Thấy resort đẹp hay hay
Vua bèn hứng chí ghé ngay chơi bời
Tấm ra lả lướt chào mời
Định bụng tranh thủ tiền moi thật nhiều
Nào ngờ gặp lại chồng yêu
Còn vua gặp vợ mỹ miều năm xưa
Hai người nước mắt như mưa
Ôm nhau hôn hít như vừa cưới nhau
Thế rồi quên hết niềm đau
Vua mừng vì Tấm càng giàu càng xinh
Mau mau rước lại về dinh
Một đoàn dằng dặc diễu hành xe hơi
Cám ta tức khí ngút trời
Ái chà con Tấm tuyệt vời hơn xưa
Bây giờ nó lại chẳng vừa
Nên nào có dễ mà lừa được đâu
Cám càng nghĩ lại càng đau
Suốt ngày mặt ủ mày chau một mình
Thấy Tấm nhan sắc tuyệt xinh
Cám liền giả bộ thân tình hỏi xem:
“Ơ này chị Tấm của em
Phải chăng là chị thoa kem nước ngoài?
Rồi đi mỹ viện hoài hoài
Chăm sóc sắc đẹp nhiều bài rất hay?
Thương tình chị hãy chỉ bày
Vì em cũng muốn mặt mày đẹp xinh”
Tấm liền giả bộ nhiệt tình
(Phen này mày chết một mình nghe con )
Bèn vờ lên giọng nỉ non:
“Em ơi trò ấy hãy còn kém xa
Em muốn tươi đẹp như hoa
Chị xin mách nước: ấy là xông hơi”
Tấm cho chuẩn bị nước sôi
Đẹp đâu không thấy tiêu đời Cám luôn
Trải qua biết mấy chuyện buồn
Bây giờ cô Tấm tâm hồn đã chai
Giết người chẳng thấy ghê tay
Lại còn làm mắm gửi ngay về nhà
Dì ghẻ tuổi cũng đã già
Lú lẫn nên chẳng nhận ra con mình
Ngoài kia con quạ nó rình
Nó mách cho mụ sự tình trắng đen
Nhìn lại hũ mắm quen quen
Nhận ra con gái mụ bèn lăn quay
(ST)


Sau bữa cơm tối, Quế dọn dẹp phòng mình thực nhanh. Từ hôm trời trở rét,nàng phải mang bao tay cao su để rửa bát, chùi nhà cũng như giặt giũ hay làm những công việc khác. Đó không phải là tính đài các rởm, nhưng trong mùa rét ai cũng làm thế để cho công việc nhanh chóng hơn. Nước lạnh buốt như nước đá mà phải thò tay không vào thì chắc áo quần suốt mùa đông không bao giờ được giặt. Nguyên tắc của Quế là làm thật nhanh để chóng được nghỉ, nên chỉ trong nửa giờ là mọi việc đâu vào đấy cả.

Thấy gian phòng đã sạch sẽ thứ tự lại như cũ, Quế rất bằng lòng. Quế nghĩ đến lời cô em luôn luôn nhắc : Này chị, không phải là " Ở bẩn sống lâu" đâu nhé. "Đói cho sạch, rách cho thơm" mới là văn hóa Việt Nam.

Ở cái thành phố Paris này mà ba chị em được mỗi người một phòng thì thực thần tiên, mặc dầu lầu sáu, nhưng lên 6 lần cầu thang thì có nghĩa lý gì đối với sinh viên. Quế thay quần áo ngủ xong, cho hai chân vào chăn, kéo chăn lên đến ngực, rồi ngồi dựa lưng vào tường. Ngoài chăn, Quế để cái khung nhôm, bên trên gác một tấm ván mỏng. Đó là bàn viết trên giường của cô em gái thương Quế, tính sợ lạnh, nên nhường cho nàng dùng. Bên cạnh, Quế để sẵn một cốc nước thật đầy, đủ uống suốt đêm, trên đầu là ngọn đèn nhỏ có cái chao mầu lá mạ, của một người bạn thân tặng. Ngọn đèn này đã theo nàng đi khắp nơi, và mỗi đêm, lúc Quế thao thức, thế nào cũng bật nó lên xem sách, hay có lúc chỉ nhìn sững ngọn đèn nghĩ ngợi chứ không làm gì cả. Bên cạnh giường là chiếc bàn con, từng trên để máy thu thanh, từng dưới đầy sách vở, giấy viết, máy chữ, Quế nằm trên giường, chỉ việc với tay là cái gì cũng có. Thì ra con người càng lười, cuộc sống tổ chức càng gọn gàng chu đáo.

Không còn thiếu thức gì nữa, Quế để tập giấy lên bàn và ngả đầu vào vách mơ mộng. Đã lâu, Quế có ý định viết truyện ngắn, nhưng có ý định là một việc, thực hành được lại là một việc khác, nhất là muốn viết cho ra hồn, truyện phải thật, phải sống, phải có những cảm xúc chân thành. Quế không biết kiếm đâu ra truyện hay như thế, mà nhất là cái " cảm xúc chân thành", nàng lại càng không biết làm sao có! Quế tự bảo:

- Hay là mình thử bịa xem, tưởng tượng một truyện " có thể được" và đặt tên là " Một truyện ngắn hay nhất". Chỉ hay nhất với mình thôi thì đã làm sao chưa? Mình chỉ viết cho mình đọc. Đâu có ai biết mà sợ người ta cười. Nhưng dù sao, đã gọi là truyện ngắn hay nhất, thì phải tả cái gì đẹp nhất. Mà ở đời, còn gì đẹp hơn tình yêu nữa! Tất cả muôn loài, muôn vật, muốn sống, muốn sinh tồn, đều phải có tình yêu. Người ta đã yêu trong quá khứ, hiện tại, và tương lai cũng còn phải yêu mãi mãi. Chỉ có tình yêu là bất diệt, bất hủ, không bao giờ lỗi thời. Như thế, truyện ngắn hay nhất của Quế phải dành cho tình yêu mới được.

Định nguyên tắc rồi, Quế thấy như trút được một gánh nặng. Bây giờ chỉ còn tìm nhân vật, cố nhiên là một nam một nữ, vì có thế mới yêu nhau được chứ! Quế thấy hình như công việc đã xong một phần mười, nàng tự thưởng cho mình một cốc nước lã.

Cốc nước trong máy mới vặn ra, nên rét buốt cả răng. Quế mới uống lúc đầu rất khó chịu, mãi sau dần dần cũng quen với cái cảm giác tê tái lúc nước đi đến đâu biết đến đấy, không còn khó chịu nữa. Vừa uống nước Quế vừa nghĩ đến nhân vật trong truyện của mình. Nàng không muốn cho vào hạng cao sang quá, vì hạng này trong đầu óc chỉ có phú quí, công danh, và đàn bà đối với họ chỉ là một thứ xa xỉ phẩm họ đủ sức mua sắm, trao đổi một cách dễ dàng; vì thế, rất hiếm có, hay hầu như không thể có chân tình. Quế nghĩ đến hạng bình dân, lao động, nhưng mặc dầu truyện về giới này rất hợp thời, Quế không dám viết bừa về họ. Những người dân lao động phải tranh đấu, vật lộn với cuộc sống vất vả, nên đời tình ái của họ cũng rất giản dị, bình thản. Aùi tình vớiø tất cả những biến chuyển, thắùc mắc của tâm hồn, đối với họ, là một thứ xa xỉ phẩm vô dụng. Quế không thể gán cho họ những ý tưởng họ không có.

Vậy "chàng" phải là một thanh niên trung lưu có học thức, có tâm hồn, có tư tưởng. Chàng cũng phải hơi đứng tuổi mới yêu được, nếu còn trẻ quá, thì sẽ chưa từng hiểu đời, chưa từng sống, chưa từng đắng cay, làm sao có thể đóng vài " chàng" trong truyện của Quế được. Còn " nàng" nữa, nàng phải có giáo dục, thông minh và rất nhiều tình cảm, nhưng không được trẻ lắm. Có bao giờ một cô bé độ mười lăm, mười sáu tuổi, có thể làm cho người ta yêu đến nổi sóng nổi gió trong tâm hồn được đâu! Tuổi dậy thì chỉ là tuổi của những mối tình ngây thơ, tình vớ vẩn, tình vụn buổi ban đầu, tình "bản thảo" của cuộc đời tình ái trọng đại về sau. Chỉ những thiếu nữ đã từng đau khổ, đã hiểu rõ những đức tính dễ thương và dễ ghét của đàn ông, mới biết quí, biết chiều, biết trân trọng tình yêu, biết nắm giữ tâm hồn ai đó.

Nhưng, anh chàng ấy có đủ điều kiện như thế không thể để cho cô đơn đến ngần ấy tuổi? Hơn nữa, câu chuyện đã được đem ra kể, ít nhất cũng phải có cái gì đặc biệt, chứ nếu yêu nhau, cưới nhau, rồi sinh con đàn cháu đống, lên chức bà nội, ông cố, thì có gì đáng nói nữa. Tình yêu của hai người phải trắc trở mới được. Nhưng, thời buổi bây giờ, cha mẹ cũng như tôn giáo, pháp luật, đều không thể cấm được người ta yêu nhau, cưới nhau, rồi "bách niên giai lão" với nhau. Vậy chỉ còn cách là Quế cho anh ta đã có đệ nhất phu nhân ngồi chễm chệ giữ sổ chi tiêu rồi là hợp lý nhất.

Quế nhìn lên trần nhà, thấy một con thạch sùng đang rình mấy con mối. Trong lúc mãi nhìn theo cuộc săn đuổi, Quế hồi hộp từng hồi khi thấy con mối thoát được, bay đi nơi khác, nhưng nó không ngờ góc nào trên trần nhà cũng có những con thạch sùng đang kiếm mồi chờ sẵn. Quế nhìn theo cho đến khi tất cả đàn mối đều dần dần vào bụng đám thạch sùng hết, nàng mới trở lại với câu chuyện tình " lâm ly" của nàng.

Quế tưởng tượng " chàng " và " nàng" sẽ rất yêu nhau. Yêu một cách say mê đắm đuối, tưởng chừng như hai linh hồn đã chờ đợi nhau từ kiếp nảo kiếp nào, mãi đến bây giờ mới được chạm trán . Quế sẽ cho họ nhìn nhau mà đôi mắt sẽ thay họ nói tất cả nhớ mong, chờ đợi. Quế sẽ cho họ cầm tay nhau và nghe hơi thở hòa lẫn như thông cảm đến tận tâm linh, và họ có cảm tưởng như một tư tưởng bé nhỏ nào, hay một cảm xúc rung động gì, cũng là của chung cả. Tóm lại, là họ phải yêu nhau đến cái nhiệt độ cao nhất của tình yêu có thể có được ở trên đời.

Nhưng, phần đông đàn ông, dù là Lưu, Nguyễn hay ai ai đi nữa, dù có lạc vào Thiên Thai, dù có sống với Tiên Nữ, dù có ở cảnh Tiên, bao giờ họ cũng vẫn nhớ đến cõi trần, dù cõi trần phàm tục, đầy những phiền não. Và kết quả, bao giờ cũng chọn con đường trở về trần gian để ngày đêm mơ tưởng cảnh tiên. Vì dù sao, như thế cũng vẫn hợp lý hơn là ở non Tiên mà đêm ngày canh cánh nghĩ đến cảnh trần gian đầy mùi tục lụy thì kỳ quá, coi không được, mà kể lại nghe cũng chẳng thuận tai.

Để cho hai người phải xa nhau ngay, Quế cũng thấy hơi tiếc và cho là mình tàn ác quá. Tại sao trên đời có hai người yêu nhau đến thế, và quyền sanh sát ở trong tay Quế, mà Quế không " gia ân" cho họ được gần nhau, yêu nhau thêm một thời gian nữa? Tại sao trên đời có những đôi ghét nhau như quân thù, thì lại cứ phải ăn với nhau, ngủ với nhau, nhìn nhau hàng tháng, hàng năm, cùng chung một gối mà chỉ mơ những vì sao Cô Thần Quả Tú? Nhưng dù sao Quế cũng phải cho họ xa nhau, nếu không, câu chuyện của nàng sẽ đi đến chỗ bế tắc.

Một khi chàng Lưu hay chàng Nguyễn đã động lòng nhớ phàm gian, thì " Tiên Nữ" dù có yêu đến đâu cũng không giữ làm gì. Nàng nhất định sẽ phải xa chàng, nhưng hai người sẽ xa nhau trong lúc còn yêu nhau, và yêu nồng nàn hơn lúc nào hết. Quế định thầm vì như thế để cho hai người cùng giữ mãi trong lòng cái kỷ niệm đẹp tuyệt vời của nhau, cùng được an ủi khi nghĩ rằng, trong đời, ít ra họ cũng đã gặp được một người xứng đáng cho họ yêu, họ đã từng yêu và được yêu đúng mức, họ sẽ không còn ân hận gì lúc buông xuôi hai tay.

Quế sẽ cho hai người từ giã nhau trong một đêm trời rất đẹp. Họ sẽ không ở nhà, vì nhà nhiều người lắm, làm sao nói chuyện được trong khi đôi mắt nàng lúc nào cũng chỉ rưng rưng rơi lệ. HoÏ cũng không đi lang thang ngoài đường, vì đèn đường sáng một cách trơ trẽn và cũng không hợp với câu chuyện tâm tình. Quế sẽ cho hai người ngồi bên bờ sông nhìn trăng, nhìn sao một lúc lâu, cho họ nói tất cả những lời đáng nói, cần nói, cho đến lúc sương xuống lạnh, họ sẽ vào một tiệm khiêu vũ gần đấy. Họ không nhẩy, nhưng chỉ ngồi trong ánh sáng êm dịu, nghe tiếng nhạc du dương. Họ không nói gì với nhau nữa, chỉ cầm tay nhau và mắt nhìn mắt, cùng thông cảm niềm đau khổ của chia ly đang ray rứt tâm hồn.

Quế bỗng thở dài vì thương nhân vật của mình quá. Nhưng nàng đã trót để họ Ở vào cái thế cưỡi hổ mất rồi! Muốn vớt vát bớt sự tàn ác của mình, Quế chỉ có thể cho hai người được ngồi cạnh nhau lâu thêm một chút, hay là để cho đầu nàng gục vào ngực chàng, để cho những giọt nước mắt nóng thấm ướt vai áo chàng. Nhưng như thế cũng không được: Quế còn phải tả tâm tình chàng lúc ấy, bản tính nghịch ngợm, nhỡ Quế lại hạ bút viết rằng: " Chàng thấy nàng gục đầu vào ngực mình, sợ nàng vô ý để son dính vào áo, về nhà sẽ không biết nói sao với vợ, nên hoảng hốt vội xô nàng ra ..." Nếu Quế tả như thế thì chao ơi! Cái "Truyện ngắn hay nhất" của nàng chỉ còn có việc đem cho gà ăn mà thôi!

Quế định sẽ giữ cho đầu người nữ thực thẳng, không nghiêng một chút nào hết, để chàng được bình tĩnh, yên tâm, khỏi sợ son dính vào áo... nhưng như thế lại sợ nhạt nhẽo quá. Hai người yêu nhau điên luôn, mà lúc từ giả nhau một lần cuối để rồi xa nhau mãi mãi, kẻ góc bể người chân trời, lại lạnh lẽo như hai " đồng chí" lúc bàn giao công việc thế không được. Phải cho đậm đà hơn một chút, nếu không, người ngoại cuộc cũng thấy chướng mà phản đối và mất thiện cảm với chàng còn gì. Làm thế nào nhỉ? Quế không cho họ hôn nhau và cũng không muốn thấy họ lãnh đạm với nhau. Nàng không muốn họ có vẻ phàm tục thông thường quá. Tình yêu của hai người rất cao quí, nhất là trong giờ từ giã, niềm đau của chia ly phải dâng lên tràn ngập trong lòng, họ không có cái ý muốn rất người ấy nữa. Những cái hôn nồng cháy biểu lộ ao ước thân cận của thể xác, mà không thể làm giảm bớt chua xót của tâm hồn.

Trong lúc tưởng tượng, Quế như đặt mình vào chính cảnh thật và nàng thấy lòng mình cũng tràn ngập thương cảm. Trong một lúc mềm lòng, nàng định tìm cách vớt vát cho nhân vật của mình bớt khổ, để cho họ thấy cuộc đời có nghĩa lý hơn, đáng sống hơn.

Quế đang đắm mình vào câu chuyện một cách say sưa cảm động, thì bỗng có tiếng cãi nhau ở dãy nhà đối diện. Quế nhìn sang, thấy vợ chồng ông Giáo đang đứng ngoài hiên cãi nhau. Thường thường, hai vợ chồng này bao giờ cãi nhau cũng vào nhà trong và không bao giờ to tiếng như hôm naỵ Quế không cần lắng tai cũng nghe rõ, vì giọng bà Giáo the thé quát rất to, át cả những lời khuyên can của ông Giáo. Bà Giáo đang cầm một tấm nệm chà chân, rũ cả bụi xuống hiên từng dưới.

Ông Giáo bảo:

- Sao em không để lúc khác hãy rũ bụi. Giờ này là giờ người ta ngồi ở nhà, em đập bụi như thế không phải.

Bà Giáo cười nhạt:

- À, bây giờ anh phản rồi phải không? Từng dưới là nhà cô ấy, thảo nào mà anh bênh nó. Này, tôi nói cho mà biết, đứa nào cướp chồng bà, bà xé xác nó ra.

Quế thở dài, nguồn văn của nàng thế là đành chết đứng. Theo nguyên tắc của Quế, hàng xóm cãi nhau, bao giờ nàng cũng đứng trung lập, nhưng vẫn phải làm " quan sát viên" xem tình hình và chú ý nghiên cứu thứ văn chương ứng khẩu này, để " tăng gia kiến thức". Quế đành phải dẹp bỏ câu chuyện nàng đang xây dựng để theo dõi tình hình " mặt trận" hình như đã đến lúc căng thẳng.

Cô ở từng dưới là Sâm, ngày thường vẫn hiền lành nhã nhặn, nhưng hôm nay bỗng phát dữ như con chó dại. Cô cũng lên tiếng:

- Bà nói ai đấy? Muốn dạy chồng bà, thì đóng cửa lại mà dạy!

- Bà chửi con nào ngày ngày nhìn chồng bà, ra cũng nhìn, vào cũng nhìn!

- Đi giữa đường, cấm người ta nhìn à? Muốn giấu, sao không gói cho kỹ?

Ông Giáo can:

- Thôi em, láng giềng với nhau cần phải giữ hòa khí. Em đừng ghen bóng ghen gió như thế, mang tiếng cả. Cô ấy cùng dạy một trường với anh, ra vào gặp nhau phải chào hỏi là sự thường và lễ phép bắt buộc. Em đừng nghi bậy.

Bà Giáo quát lên:

- À, bây giờ anh về hùa với nó để mắng tôi đấy à? Bà không phải là đứa dễ bắt nạt đâu! Đứa nào dám động đến chồng bà, bà xé xác ra. Đồ đĩ thõa!

Cô Sâm cũng to tiếng chẳng kém:

- Thế còn bà, đứng đắn lắm đấy hẳn? Chồng vừa ra khỏi cửa đã dắt trai vào nhà. Chồng đi bộ, để xe cho bà chở trai đi dạo, cả con đường này, cả thành phố này, làng trên xóm dưới còn có ai là người không biết! Bà quên thì tôi nhắc cho bà nhớ: nhân tình của bà cũng nhiều không kém gì rác bụi bà mới rũ xuống đâu! Có muốn nghe tên, tôi kể ra cho mà nghe?

Bài ca vọng cổ đang sắp đến đoạn lâm ly nhất, thì bà Giáo đã kéo ông Giáo vào nhà trong, đóng cửa đánh sầm một tiếng. Cô Sâm cũng vào nốt. Thế là hạ màn.

Quế chợt ïnhớ đến lúc thằng em trai sắp cưới vợ thì đạo luật gia đình ra đời. Trong một lúc " cảm khái", hắn đã " cảm đề" luật ấy bằng một bài hát, theo điệu bài " Nếu một mai em sẽ qua đời" của Phạm Duỵ Quế chỉ nhớ được một câu :" Nếu một mai anh có mọc sừng . . . thì vuốt mà chơi". Không thể nhịn cười được, Quế gục đầu xuống bàn, ôm ngực cười sằng sặc. Nàng cười đến đau quặn cả bụng khi nhớ đến cái giọng đau thương một cách khôi hài của thằng em.

Xong cơn cười, Quế lại thừ người ra vì buồn. Quế nghe như có cái gì đâm nhói từng cơn trong tim nàng. Câu chuyện của Quế đã bị xuyên tạc một cách mỉa mai. Trong khi xây dựng nhân vật, Quế đã nghĩ đến ông bà Giáo, nàng đã mượn hình ảnh của hai người ấy. Nhưng bây giờ, sự thực trắng trợn đến như thế, còn biện hộ làm sao được nữa! Quế định cho chàng dứt tình vì quí người vợ hiền đức. Sự thực trái lại, vợ chàng cái gì cũng thừa, chỉ thiếu có một điểm hiền đức. Còn chàng, con người như thế mà hơi kém hiên ngang! Chàng " nể vợ" đến nỗi không dám liếc nhìn cô Sâm một cái, nói gì đến chuyện dám yêu " nàng" một cách say đắm! Quế đã mượn hình ảnh Sâm để tạo ra " nàng", nhưng Sâm cũng làm cho Quế thất vọng. Sâm không cao thượng, không hy sinh như Quế định gán cho nàng những đức tính ấy. Lúc Sâm thấy mình bị xúc phạm, nàng trả miếng bằng cách nói toạc ra những hành động ám muội của bà Giáo mà ai cũng biết, chỉ trừ ông Giáo.

Làm thế nào bây giờ? Không, Quế không thể ép buộc nhân vật của mình phải "lý tưởng hóa" một cách giả tạo. Phải để cho họ sống thực và gần với sự thực mới được, dù sự thực có éo le hay "kém mỹ thuật" đến thế nào đi nữa.

Quế lại bắt đầu nghĩ tiếp câu chuyện bỏ dở. À, phải rồi, hai người đang ngồi cạnh nhau rất âu yếm dưới ánh sáng êm dịu, nghe tiếng nhạc du dương. Thế rồi, bên ngoài một cặp nam nữ đi vào. Chàng tinh mắt nhận ra ngay đấy là vợ mình. Vợ đang đi với một thằng bạn. Hai người cắp tay nhau, cũng âu yếm không kém gì chàng và nàng. Họ tìm một chỗ ngồi trong bóng tối, họ nắm tay nhau, họ tựa đầu vào vai nhau. Âm nhạc nổi lên, họ bèn ra sàn nhảy, đôi chân quấn quít, đôi tay ghì chặt, má áp má một cách say sưa... Họ nhảy rất đẹp, rất điệu nghệ, rất xứng đôi. Họ lướt qua bàn chàng và nàng đang ngồi... Trời ơi! Thật tuyệt vời!... Rồi tám mắt nhìn nhau, chẳng còn ai phải nghi ngờ ai điều gì nữa!

Quế nhắm mắt ngả đầu vào tường, không dám nghĩ thêm. Nàng thấy thần kinh căng thẳng, cả người mệt mỏi vô cùng. Mà nào nàng có làm việc gì nặng nề cho cam! Sau bữa cơm tối cho đến bây giờ, nàng chỉ nằm dài trên giường nghĩ vẫn vơ, xem thạch sùng bắt mối trên tường, nghe hàng xóm cãi nhau, lại còn thưởng thức từng câu một cách thú vị. Nhưng Quế đã mệt mỏi thực. Nàng đã chọn một việc làm quá sức mình. Đáng lẽ Quế nên đọc một vài trang sách rồi ngủ một giấc đến sáng cho khỏe thân, khỏe trí, nàng lại chọn cái việc làm khó khăn nhất.

Quế không dám nghĩ thêm nữa. Câu chuyện của nàng định viết và cho mang cái tên "Một truyện ngắn hay nhất" sẽ không bao giờ viết thành. Quế làm sao tả nổi tâm tình chàng lúc "tám mắt nhìn nhau!" Người vợ mà chàng tin tưởng là hiền đức, người vợ chàng chiều quí như bà hoàng và để cho tự do như một người độc thân, người vợ chàng vẫn còn yêu vì nghĩa, vì tình, người vợ chàng không lúc nào kém yêu, ngay cả những lúc ngồi bên cạnh nàng, và một phần mười những lời chàng nói với nàng là lời ca tụng đức tính hiền đức của vợ. Những lời đồn đãi, chàng cũng có nghe nhưng không tin, cho là thiên hạ ganh ghét hạnh phúc của chàng nên bịa đặt để phá hoại. Có một lúc chàng đã tưởng mình là người sung sướng nhất đời, vì có hai người đàn bà nói với chàng: "Em yêu tất cả cái gì anh yêu" và "Em yêu cả vợ anh nữa, bởi vì anh yêu vợ anh!". Chao ơi! Thật là mỉa mai làm sao! Bây giờ, cả hai người ấy, một người ngồi bên cạnh, một người đứng trước mặt, đều như "nước chảy mây trôi" cả!

Quế làm sao diễn tả được cái cảm giác của một người đàn ông lúc thấy rõ ràng mình đã được ở cái cảnh "Nếu một mai ...".

Quế làm sao diễn tả nổi tâm tình của nàng lúc nhìn thấy vợ của người yêu. Trong khi nàng tự nghĩ không biết mình còn phải tu đến bao nhiêu kiếp nữa mới "được" chàng, thì kẻ có cái hạnh phúc ấy đã xem thường, xem khinh, đến nỗi chàng " Nếu một mai...".

Quế làm sao diễn tả được tâm tình anh chàng ăn cắp vợ bạn bị bắt gặp: sượng sùng, bối rối, trơ trẽn, lưu manh...

Quế làm sao diễn tả nổi tâm lý người đàn bà, yêu danh giá, địa vị, tiền bạc, giàu sang của chồng,và cũng yêu cả những anh chàng trai khỏe mạnh khác ngoài chồng ra! Quế làm sao diễn tả nổi cái dáng điệu bẽn lẽn ngượng ngùng của người vợ lúc cắp tay tình nhân, vội vàng ra cửa. Cái bộ mặt vừa tức vừa lọ Tức vì thấy chồng đi với ai khác, và lo vỡ mất nồi gạo, lo nghĩ cách cắt nghĩa cho trôi để lừa người chồng vẫn dễ lừa xưa nay, lo nghĩ mưu "phản công". Chao ơi, thật là ngổn ngang trăm mối ! ...

Không, nhất định là Quế không thể nào tả nổi đến mức ấy. Quế không tả được tất cả cái mầu nhiệm, bao la, hy sinh, cao quí của tình yêu đẹp đẽ tưởng tượng, mà nàng cũng không tả được cái tình yêu ích kỷ, giả dối, nhỏ mọn, bần tiện của sự thực. Quế đành phải nhìn nhận là ngòi bút non nớt chưa chiều được ý muốn của mình. Quế tự bảo:

- Hay là mình viết một truyện ngắn hay nhì vậy?

Quế mỉm cười vì thấy cái tên ngộ nghĩnh. Nhưng đã thế thì đề tài cũng phải thay đổi hẳn mới được. Ừ, thiếu gì chuyện đáng viết, mà phải viết những cái chuyện tình nhảm nhí ấy.

Quế nghĩ đến những cảnh thiên nhiên nàng đã trải qua, nghĩ đến đèo núi chập chùng, trời bể bao la, Đèo Hải Vân hùng tráng,Vạn Lý Trường Thành vĩ đại, Kim Tự Tháp uy nghi . . . Nhưng một lần nữa, Quế lại thất vọng. Quế thấy mình không thể diễn tả được cái mầu nhiệm của vũ trụ, uy nghi của núi sông, hùng tráng bao la của trời bể. Quế không tả được những cảm xúc đang dào dạt ngay chính trong lòng nàng.

Quế tự cười thầm mình:"ngay chính cảm giác của mình cũng không tả được, còn đòi tả cảm giác của người khác, thật là điên cuồng!" Nhưng có lẽ nào lại hạ xuống một lần nữa, thành "Một truyện ngắn hay ba"? Tên nghe không thuận tai, mà ba cũng có nghĩa là hạng bét nữa. Nếu Quế phải đem hết tâm trí ra, chỉ để viết một truyện ngắn hay hạng bét, thì cũng nên quăng bút về vườn trồng rau, nuôi gà xin hai chữ bình an!

Quế hết nhìn giấy lại nhìn bút. Nàng phải viết, vì theo Quế, đã định viết mà trốn chạy là có lỗi với giấy với bút. Nhưng, chỉ mới viết được mấy dòng, Quế đã mệt mỏi quá gục đầu xuống bàn ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Lúc Quế tỉnh dậy, trời đã gần sáng. Ngọn đèn đêm vẫn còn soi màu lục non êm dịu trên đầu giường. Cái bàn nhôm nhẹ vẫn còn kê ngang trên mình. Quế nhìn trang giấy trắng tinh trên bàn, ngoài đầu đề "Một truyện ngắn hay nhất", chỉ có mấy dòng : "Nếu em chết trước, em sẽ phù hộ anh". Thì ra, Quế đã viết câu Quế định cho "nàng" nói với "chàng" lúc hai người từ giã nhau.


(Linh Bảo 1959)


He he, tớ mới khoắng được thuốc chuột cho bản YM 9 mới nhất v.9.0.0.2136
AdDestroy version 4.5 mới toe, chưa có ở trên mạng đâu. He he
AdDestroy v.4.5 xóa bỏ quảng cáo ở YM từ phiên bản 8 cho tới 9 mới nhất hiện nay
Các bạn download ở đây :
http://huyorigami.110mb.com/softwares/AdDestroy45.zip

Chỉ việc giải nén, chạy file AdDestroy.exe
Chương trình chạy ra, nhấn nút Patch. Nó hỏi gì cứ Yes với OK là xong
Từ nay chat đỡ phải ngứa mắt với cái mớ quảng cáo ở cửa sổ chat, webcam hay chatroom nữa.

*Chú ý:
- Disable hoặc tắt các chương trình antivirus trước khi unzip file vì tưởng là virus nên mấy thằng gác cửa nó xơi tái em bé này ngay
- Nếu bạn nào chưa có YM 9 phiên bản mới nhất, có thể tải bản Full -14MB tại đây:
http://download.yimg.com/ycs/msg/dl/...00_2136_us.exe


Kết quả:



Thể loại Truyện thơ không rõ tác giả này rất phong phú và đa dạng, chuyển thể thêm một số truyện tiếu lâm thành thơ lục bát đọc vui vật vã . Mời các bạn nhào dzô giải trí



Chuyện rằng ở nước Văn Lang

Có cô công chúa là nàng Mỵ Nương

Nhan sắc cũng chỉ thường thường

Nhưng mà nổi tiếng tỏ tường ăn chơi



Thời gian thấm thoắt dần trôi

Vua cần có rể nối ngôi trị vì

Bèn cho quảng cáo ti vi:

“Công chúa đương tuổi xuân thì rất xinh

Ai người quân tử say tình

Đẹp trai, thành đạt, thông minh, lắm tiền

Mau mau ứng thí rể hiền

Giang san một nửa có liền về tay”

Tin loan ra mới một ngày

Bao trang tuấn kiệt về ngay kinh thành

Cùng nhau ra sức đua tranh

Những mong đến lúc được giành con vua

(Thấy bao nam tử bị lừa

Mỵ Nương thích chí: “Cho chừa thói ngu”)

Bao ngày sát hạch binh thư

Hai chàng trúng tuyển đúng như ý nàng

Phong lưu, đẹp mã, lắm vàng

Lại thêm hài hước, đàng hoàng, thông minh

Một chàng tên gọi Sơn Tinh

Đến từ đỉnh núi thần linh trị vì

Chàng này nét mặt lầm lì

Thân hình cao lớn, phương phi, oai hùng

Ga lăng, lãng mạn vô cùng

Làm cho con gái vua Hùng ngất ngây:

“Cha ơi con thích chàng này

Cha cho bày tiệc cưới ngay bây giờ

Sự đời lắm chuyện bất ngờ

Nhỡ chàng đổi ý phớt lờ con sao?”

Sơn Tinh kính cẩn cúi chào

Buông lời tán tỉnh ngọt ngào dễ thương:

“Ơ kìa công chúa Mỵ Nương

Ta đây đâu phải là phường Sở Khanh

Nhưng ta cũng muốn cưới nhanh

Bởi vì rất muốn mau giành ngôi vua”

Thủy Tinh vội vã vào thưa:

“Muôn tâu bệ hạ, xin chừa hắn ra

Thần vừa đến tự phương xa

Ở nơi biển thẳm nguy nga cung rồng

Biết tin công chúa kén chồng

Thần xin dâng cả tấm lòng thảo thơm”

Mỵ Nương khẽ liếc mắt lườm

Thấy chàng trai trẻ tinh tươm áo quần

Dung nhan lãng tử phong trần

Xem ra trong bụng có phần say mê

Bèn đưa tay vuốt tóc thề

(Thực ra là tóc rễ tre duỗi rồi )

Nhìn vua năn nỉ ỉ ôi:

“Cha ơi cha hãy truyền ngôi cho chàng”

Thấy công chúa quá vội vàng

Vua liền hỏi lại xem nàng thích ai

Công chúa nước mắt ngắn dài

“Hu hu, con thích cả hai sao giờ?”

Quan quân bèn mách nước cờ

Cho thi văn võ để chờ ai hơn

Vua nghe thấy thế mừng rơn

Bèn cho truyền lệnh thi luôn tranh tài

Bắt đầu tiết mục chuyện hài

Sơn Tinh kể trước một bài thơ vui:

“Một cô gái tuổi đôi mươi

Mặt mày xinh đẹp, dáng người thướt tha

Có lần đi khám y khoa

Gặp anh bác sĩ hào hoa vô cùng

Về nhà cô kể lung tung

Cha ơi anh ấy lạ lùng lắm thay

Nhìn con anh nói thế này:

‘Hôm nay anh gặp một ngày rất xui

Ống nghe anh đã quên rồi

Nên anh dùng tạm tai người nghe em’

Rồi anh nghe phổi nghe tim

Đôi mắt anh ấy lim dim mơ màng

Tai anh áp sát dịu dàng

Rà lên rà xuống nhẹ nhàng đó cha

Mà anh khám kỹ lắm nha

Chỉ nghe tim phổi mất ba giờ liền

Bố nhìn con gái dịu hiền

Trong lòng rất đỗi muộn phiền nói ngay:

"Thằng cha này xỏ lá thay

Nhưng mà con cũng còn may quá trời

Nó chỉ quên ống nghe thôi

Chứ quên ống chích tiêu đời con luôn"




Sơn Tinh vừa dứt lời tuôn

Mọi người ôm bụng ngoác mồm như điên

Quan quân cười ngả cười nghiêng

Nhà vua sặc cả miếng riềng vừa nhai

(Triều đình đang nhậu lai rai

Cầy tơ chín món, mấy chai rượu nồng)

Công chúa thích chí trong lòng:

“Sơn Tinh chàng hãy làm chồng thiếp ngay”

Triều đình trên dưới vỗ tay

Chúc cho đôi trẻ men say duyên tình

Vừa hay lúc ấy Thủy Tinh

Đùng đùng nổi giận một mình bước ra:

“Trăm năm trong cõi người ta

Thủy Tinh kể chuyện rất là OK

Mọi người xin hãy lắng nghe

Chuyện này đảm bảo bốn bề cười lăn”

Nói rồi đứng trước quan văn

Chàng ta đủng đỉnh nói năng khôi hài:

“Trong giờ học toán lớp hai

Cô giáo mới đặt một bài toán vui:

Năm con chim nhỏ trên trời

Khẽ khàng đậu xuống cành sồi xanh non

Thợ săn bắn chết hai con

Số chim ở lại sẽ còn bao nhiêu?

Cả lớp im lặng đăm chiêu

Cuối cùng một cậu đáp liều như sau:

‘Bài này có khó gì đâu

Chẳng còn lại chú chim nào trên cây!’

Cô giáo mới nói thế này:

‘Em mà đáp thế là sai mất rồi

Để cô minh họa em coi

Sau đó em hãy trả lời lại ngay’

Cô giáo xòe năm ngón tay

Rồi cô cụp xuống bớt hai, hỏi rằng:

‘Bây giờ em đã rõ chăng?’

Cậu bé vẫn cứ khăng khăng: ‘không còn

Vì nghe súng nổ vang giòn

Lũ chim bay mất có còn nữa đâu!’

Cô giáo thích thú gật đầu:

‘Đáp số không đúng nhưng giàu ý hay

Suy luận lô gíc lắm thay

Cô rất thích cách nghĩ này của em’

Cậu bé vội vã nói thêm

‘Hồi nãy cô đã đố em một bài

Cuộc chơi vẫn cứ còn dài

Mời cô đoán thử bài này cho em:

Một chiều gió nhẹ bên thềm

Có ba phụ nữ ăn kem ngon lành

Một người cắn vội thật nhanh

Người liếm, người mút để ăn nhẹ nhàng

Bây giờ cô có biết chăng

Ai là phụ nữ có chồng hả cô?’

Quả là câu hỏi bất ngờ

Cô giáo đỏ mặt đứng đờ chôn chân

Rồi cô hạ giọng nói thầm:

‘Người phụ nữ mút que kem chứ gì?’

Cậu bé cười mỉm mím chi

Ra chiều đắc thắng bởi vì cô sai:

‘Chính người có nhẫn đeo tay

Mới là đáp án bài này đó cô

Nhưng mà cô chớ có lo

Em thích cách nghĩ mà cô trả lời”

Nghe xong công chúa bật cười

Vội vàng tiến đến lả lơi đưa tình:

“Cha ơi con thích Thủy Tinh

Bởi vì chàng ấy thông minh, khôi hài”



Cả hai ngang sức ngang tài

Khiến vua rối trí – chọn ai bây giờ?

Bèn bảo công chúa đố thơ

Ai người giải được thì cho làm chồng

Công chúa chúm chím môi hồng

(Son này nhập ngoại triệu đồng một một cây )

Nàng đọc câu đố thế này:

“Một ngày trời đẹp, mây bay, nắng hồng

Gà con rảo bước chơi rông

Diều hâu bay đến lượn vòng bên trên

Gà con ngửa cổ ngước lên

Nói câu gì đó rơi liền diều hâu

Mời hai chàng hãy đoán mau

Em gà con nhỏ nói câu gì nào?”

Sơn Tinh nhanh nhẹn làm sao

Vừa nghe câu đố ngọt ngào nói ngay

“Gà con nó nói thế này:

Diều hâu chàng hỡi ra tay khoe hàng

Diều hâu nghe thế vội vàng

Khép đôi cánh lại điệu đàng làm duyên

Dụ em gà nhỏ dịu hiền

Nào ngờ rơi xuống tan liền xác thân

Gà ta đắc chí vô ngần

Đáng đời dại gái si đần diều hâu”

Nhà vua thích chí gật đầu

Phen này phò mã còn vào tay ai?

Thủy Tinh lườm mắt nguýt dài

Công chúa thấy thế ra bài đố thêm:

“Chuyện voi và chuột một đêm

Chuột vừa thỏ thẻ voi liền ngất đi

Hỏi chuột đã nói câu gì

Khiến voi hoảng hốt tứ chi cứng đờ?”

Hai chàng Sơn Thủy la to:

“Con chuột nó nói ngây thơ thế này

Voi ơi em đã có thai

Làm voi choáng váng xỉu ngay ra nhà”

Mỵ Nương cũng phải cười khà

Hai ngươi đọc báo rõ là nhanh ghê

Chuyện này ta mới vừa nghe

Hai ngươi đã biết bét nhè là sao

Bây giờ xin hãy đoán mau

Tỉnh dậy, voi nói một câu thầm thì

Chuột đang hí hửng cười khì

Lăn đùng ra xỉu, hỏi vì sao đây?”

Sơn Tinh đỏ mặt tía tai

Vò đầu bứt tóc nghĩ hoài không ra

Thủy Tinh lúc ấy ngâm nga:

"Voi nói thêm đứa nữa nha hỡi nàng”

Chuột nghe đổ vật ra sàn

Một đứa đủ mệt, một đàn làm sao?



Triều đình bàn tán xôn xao

Bây giờ biết tính thế nào mà so?

Hai người thi thố mấy trò

Bất phân thắng bại khiến cho vua rầu

Nào là đấu võ, thể thao

Đánh đàn, ca hát thấp cao tranh tài

Lại còn xếp chiếu đánh bài

Rồi chơi chứng khoán xem ai tinh tường

Mỗi người mỗi vẻ phi thường

Chẳng ai chịu lép chịu nhường cho ai

Sơn Tinh nghĩ bụng thế này

Thủy Tinh thằng ấy cũng tài như ta

Nếu không có kế ranh ma

Làm sao vào được hoàng gia bây giờ?

Thế là để ý thăm dò

Rồi đem đô Mỹ biếu cho nữ tì

Hỏi xem công chúa thích gì

Nữ tì liếc thấy phong bì căng căng

Bèn hạ giọng mách nước rằng:

“Chàng đem đồ độc tặng nàng là xong

Kim cương, đá quý, vàng ròng

Vòng tay nạm chín ngọc hồng sáng choang

Bông tai gắn chín hạt xoàn

Công chúa sẽ thích, xin chàng đầu tư”

Sơn Tinh giả bộ gật gù

(Chúng mày cứ tưởng ta ngu, ấm đầu? )

Bèn sai người đến xứ Tàu

Hàng giả mấy món đặt mau đem về

Công chúa thích mẩn thích mê

Ngay lập tức gạt ra rìa Thủy Tinh

Xin cha cho cưới Sơn Tinh

Vì chàng đã quý yêu mình như tiên

Vua Hùng vội vã tuyên liền:

“Sơn Tinh xứng đáng rể hiền của ta

Cho vào đội ngũ hoàng gia”

(Nói nghe sang vậy chứ là già hoang)



Câu chuyện dưới đây là lời tự sự của một người chồng kể về những kỷ niệm với người vợ hiền dịu, đảm đang. Chuyện tuy hơi dài nhưng chứa đựng nhiều nhận xét và lời khuyên quý giá cho các bạn đã lập gia đình hay chưa lập gia đình.
(Đọc xong câu chuyện này, ôi ước rì mình được như bác ấy )


Vợ tôi không phải là một người đàn bà có nhan sắc khuynh nước đổ thành. Bởi tôi vốn tài mạo tầm thường và cũng không có nhiều may mắn bất ngờ để lọt vào mắt xanh những cô có nhan sắc chim sa cá lặn. Vả lại tôi cũng thường nghe bố tôi tuyên truyền nhồi nhét vào đầu từ nhỏ rằng đẹp đến mấy rồi cũng trở thành méo mó xấu xí, và vợ đẹp là vợ người ta. Vợ tôi cũng không có tài ba xuất chúng, bởi tôi vốn nể sợ và có thành kiến với những người đàn bà tài giỏi, vì họ thường kiêu ngạo và hay thành độc tài cai trị chồng.

Vợ tôi chỉ là một người đàn bà trung bình trên tất cả mọi mặt. Với một vóc dáng tầm thường bên ngoài, không vêu vao, xấu xí, khó nhìn. Bên trong nàng mang một tấm lòng hiền hậu, bao dung, biết cư xử khôn ngoan, khéo léo, để đem lại cho gia đình hạnh phúc êm ấm lâu bền mà tôi vô cùng biết ơn mỗi khi nghĩ đến. Trong nhiều năm chung sống, chưa bao giờ nàng nặng lời với tôi, chưa bao giờ có cử chỉ hay ngôn ngữ thiếu lịch sự, cũng chưa lần nào khóc lóc giận hờn đòi hỏi điều này điều kia, hoặc đặt điều kiện làm khó, hay so đo chuyện nhà với gia đình người khác. Ngoài tình cảm thắm thiết chia sẻ của vợ chồng, nàng âu yếm như một người tình, khoan dung rộng lượng như một người mẹ và hiểu biết như một người tri kỷ.

Năm tôi hai mươi tám tuổi, mẹ tôi nóng ruột thúc hối ép tôi lập gia đình. Bà đưa cái công thức cổ xưa của mấy ông Tàu bày ra là "tam thập nhi lập". Tôi cũng chưa đến ba mươi, mẹ tôi cứ gán đại thêm cho hai tuổi để dễ bề ép uổng. Tuổi đó, thích được quen nhiều bạn gái, bạn thôi thì được, nhưng nghe đến chuyện hôn nhân là xanh mặt. Vì qua kinh nghiệm bạn bè, kinh nghiệm giao tiếp trong sở, tôi thấy đa số mấy anh có vợ rồi thì dường như đều bị khép chặt trong cái vòng "chuyên chính" của bà vợ nhà! Cái vòng tuy lỏng lẻo và êm ái, nhưng bằng sắt, rất chặt và siết cứng.

Một anh bạn thân, lâu lâu giận vợ, đến nhà tôi ở lại, nằm rũ ra trên giường như đống mền rách rầu rĩ nói với tôi: “Tao chỉ mong có được một ngày an bình, sung sướng như mày, một ngày thôi cũng đủ”. Nghe thế thì không sợ sao được? Trong sở tôi có mấy anh bạn bị vợ cào rách mặt và phải lấy cớ là dao cạo râu cắt. Ai cũng biết chuyện gì đã xảy ra, vì mặt mày mấy anh ấy láng lẫy, trơn tru, có sợi râu nào đâu mà phải cạo cho dao cắt! Một ông lớn tuổi khác, vợ vào tận sở xé áo và kêu bằng mày tao, còn tố cáo ông mang bằng kỹ sư giả bên Pháp về. Nhan nhản những tấm gương gia đình u ám trước mắt như vậy thì chỉ có ngu quá hoặc liều mạng mới không sợ mà thôi.

Tôi khất lần mãi không được, phải “bẽn lẽn” theo mẹ đi ra mắt và xem mặt nhiều cô con gái các gia đình mà bà quen biết. Tôi theo lời dạy của một anh quân sư quạt mo, cứ mang bộ mặt đưa ma đến nhà người ta và ăn nói nhát gừng, cộc lốc thì không ai muốn gả con gái cho, và các cô thấy vậy thì cũng ớn lạnh mà dạt ra. Thế mà cũng có nhiều nhà khen tôi hiền lành, muốn gả con gái cho. Tôi tìm đủ lý do nói riêng với mẹ để chê bai, khước từ. Cô thì tôi chê mặt dài, cô thì chê mũi lớn, cô khác chê mắt có đuôi, cô thì mồm như có râu. Toàn những lý do vu vơ. Mẹ tôi phiền muộn thở dài, vì biết con trai bà cũng chẳng có sự nghiệp gì sáng giá, chẳng có một phong cách đặc biệt nào, mà đòi hỏi quá đáng chăng?

Không nỡ để mẹ buồn, tôi đem Lam, người bạn gái thân thiết nhất về giới thiệu với mẹ, bà vui vẻ chịu ngay. Bà khen Lam láu lỉnh, bặt thiệp và xinh đẹp. Mẹ tôi đến thăm xã giao nhà Lam hai lần để dò xét gia thế, và quyết liệt chống đối cuộc hôn nhân, lấy lý do là mẹ Lam dữ dằn và có cách cư xử thiếu lễ độ với chồng. Tôi nói: “Con cưới Lam chứ cưới bà ấy đâu mà mẹ sợ?” Mẹ tôi nhất quyết tin rằng mẹ hổ thì khó sinh được con cừu vì cách đối xử của cha mẹ ảnh hưởng đến tính tình con cái. Cha mẹ dữ dằn, con cái khó mà hiền lành được, vì ngày ngày học cách ăn nói, cách đối xử, tiêm nhiễm những thói quen của cha mẹ, và đem ra xử sự với đời mà không biết đó là xấu.

Tôi cố bào chữa cho Lam, nhưng mẹ tôi đã nhất quyết, không lay chuyển được. Bà nói: “Mẹ thương con, mẹ không muốn sau này con khổ vì đời sống gia đình thiếu hạnh phúc. Vì không có gì khổ bằng có vợ dữ dằn, hỗn láo, có thể làm người chồng buồn phiền sinh ra rượu chè, cờ bạc, trai gái hư hỏng. Mẹ thương con, lo cho tương lai con nên mẹ không chịu”. Tôi định nói với mẹ rằng con trai của mẹ cũng chẳng hiền lành chi mà chê thiên hạ, nhưng sợ mẹ buồn nên im lặng. Mẹ của Lam biết được ý kiến của mẹ tôi, nổi tự ái, nói nhiều lời tàn nhẫn, tổn thương đến gia đình tôi, và tuyên bố không bao giờ gả Lam cho tôi. Khi bị trắc trở, ngăn cấm thì tình yêu càng thêm tha thiết và hai đứa tôi càng quyết vượt qua hàng rào ngăn cản của gia đình, muốn sống cho nhau, và sống chết vì tình yêu.

Một lần chiều ý mẹ, tôi miễn cưỡng đi xem mặt một cô mà mẹ tôi gọi là gia đình phúc hậu, đàng hoàng. Tôi chẳng tha thiết gì, chỉ giữ đủ lịch sự tối thiểu để cho mẹ khỏi mất mặt. Lần đó Lam biết được, nàng giận dữ, sỉ vả tôi: “Anh là một thằng đểu cáng, xấu xa, đê tiện, một kẻ hèn nhát núp váy mẹ, không dám làm gì cả. Anh không xứng đáng với tình yêu của tôi”. Tôi nghe mà bàng hoàng, như bị sét đánh. Hai đứa giận nhau. Tôi chợt nhớ tới lời nhận xét của mẹ, và thấy bà cũng có lý phần nào. Nhưng tim tôi vẫn tan nát, xót xa vì chuyện tình đổ vỡ.

Ngay sau đó, Lam có người yêu mới là Tuân. Tuân cũng trong đám bạn bè quen biết lâu dài với tôi, tính tình Tuân hiền lành, chịu đựng, và Tuân đã bền bỉ theo đuổi Lam từ lâu. Nửa năm sau, tôi đi dự đám cưới Tuân - Lam với trái tim tan vỡ, nhưng cũng vui mừng vì Lam lấy được chồng hiền lành và đàng hoàng, có thể bảo đảm đời sống tinh thần vật chất cho gia đình sau này. Tôi thật tình nghĩ tôi không bằng được Tuân về nhiều mặt, Lam bỏ tôi là phải.

Mẹ tôi làm như lấy vợ cho bà, cứ khóc lóc thúc giục mãi. Tôi tâm sự với một người bạn cũ. Anh cười và nói: “Hay là cậu thử tìm hiểu Mai, em gái tôi xem sao. Nó cũng sẵn có cảm tình với cậu đó. Mai hiền lành lắm”. Ðược bạn khuyến khích, tôi bắt đầu tìm hiểu Mai. Nàng không đẹp, không xấu, chăm chỉ, hiền lành. Trước đây, đến nhà bạn chơi, tôi chỉ thấy Mai thấp thoáng đâu đó sau bàn học, hoặc lẳng lặng rút lui sau khi cúi đầu chào lễ phép. Dẫn Mai đi chơi, tôi không tìm hiểu được chi nhiều về Mai, vì nàng quá thụ động, khi nào cũng nhẹ nhàng chiều chuộng, ít đưa ý kiến riêng. Khi hỏi ý, nàng thường bảo: “Dạ, anh cho em đi đâu cũng được cả, anh vui thì em cũng vui.”

Tôi đem nhận xét về cái hiền lành của Mai nói với một người bạn. Anh cười hô hố và nói: “Trời ơi, khi mới quen thì em nào mà không hiền lành như thánh mẫu, dịu dàng như tiên cô. Khi cưới về thì cái đuôi dài thòng lòng mới lòi ra và dữ như cọp. Em nào cũng vậy cả”. Tôi hỏi thẳng anh của Mai, anh trả lời: “Con nhỏ hiền lành, biết nhường nhịn và rất dịu dàng. Cậu có phước lắm mới gặp nó. Không phải vì nó là em gái mà tôi khen đâu.”

Mẹ tôi đến thăm gia đình Mai nhiều lần, khen mẹ của Mai phúc hậu, hiền lành, cư xử lịch sự, phải phép với chồng. Bà nghĩ rằng nhất định Mai cũng học được nề nếp gia đình của mẹ, không nhiều thì ít. Bà thúc tôi làm đám cưới ngay. Tôi xin hoãn một thời gian để tìm hiểu thêm, mẹ không chịu và bảo: “Lấy vợ thì lấy liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha”. Tôi nói rằng nếu nghe được lời dèm pha đúng thì cũng là điều tốt, mình khỏi phải xét đoán lầm người. Mẹ tôi lại giảng cho tôi rằng chín mươi phần trăm cách cư xử của con cái là do ảnh hưởng sinh hoạt tốt xấu của cha mẹ. Cha mẹ gieo vào đầu con cái thứ tư tưởng nào thì nó sẽ hành động theo lối đó.

Thương mẹ, tôi tạm quên kinh nghiệm ghê gớm trong đời sống gia đình của bạn bè và đồng sự, liều thân lấy vợ cho mẹ vui lòng. Có một ông bạn bảo rằng lại thêm một thằng đàn ông ngu muội đi vào vết xe đổ nghìn năm của nhân loại.

Tôi cưới Mai. Nàng như cái bóng dịu hiền bên tôi. Tôi thấy mình tan loãng vào tình yêu êm đềm, và chợt nhận ra đời sống gia đình êm ái, thoải mái và hạnh phúc hơn nhiều lần đời sống độc thân. Không thấy gò bó, tù túng trong dây ràng buộc của gia đình như nhiều người thường bảo. Mai lo lắng cho tôi những thứ cần thiết lặt vặt trong cuộc sống bình thường, bổ khuyết cho tôi những thiếu sót, dịu dàng an ủi tôi những khi lo buồn. Tôi thỉnh thoảng đùa với vợ: “Anh ngu quá, biết lấy vợ mà sung sướng, hạnh phúc như thế này thì đâu để độc thân đến gần ba mươi tuổi. Uổng thật.”

Những khi chúng tôi có ý kiến trái ngược, Mai dịu dàng phân tích thiệt hơn cho tôi nghe, rồi để cho tôi quyết định. Sau khi quyết định xong, dù có trái ý nàng, Mai cũng vui vẻ cố gắng giúp tôi hoàn thành công việc. Không như các bà khác, những lúc chồng làm trái ý thì các bà mong cho ông chồng thất bại để chứng tỏ ý kiến của các bà là đúng, là hay. Mai thường nói: “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn. Nếu ai cũng khăng khăng giữ ý của mình thì chẳng làm nên được việc gì cả.”

Cũng có khi quyết định của tôi sai lầm, đưa đến kết quả không tốt. Những lúc này, Mai thường hết lời dịu dàng an ủi tôi, và cho rằng tôi không có lỗi gì cả, vì ai cũng có thể sai lầm, và Mai cho rằng nàng cũng có phần lỗi, vì chưa tận tình giúp tôi đầy đủ ý kiến để ra quyết định. Từ đó, tôi cảm thấy mình phải lắng nghe ý kiến của vợ nhiều hơn. Tôi nghĩ, nếu những lúc này mà Mai dằn vặt, nằng nặc buộc tội tôi, thì chưa chắc tôi đã thấy mình lầm lỗi. Mai không như một số đàn bà khác, đúng hay sai cũng đổ lỗi cho chồng, và những khi chồng thất bại trong đời, là cái dịp cho các bà chê bai, mỉa mai, nói những lời tàn nhẫn.

Ngoài xã hội, có những lúc tôi vô tình hoặc thiếu may mắn gây nên những sai lầm với người khác. Mai tự đứng ra gánh vác hết trách nhiệm thay tôi. Tự ái đàn ông đâu cho phép tôi để vợ gánh vác trách nhiệm thay mình. Tôi thấy thương và quý vợ nhiều hơn. Mai bảo: “Chuyện nhỏ, để em gánh vác giúp, anh để tâm trí làm những việc khác ích lợi hơn”. Tôi thầm nghĩ, tôi thì làm chi có việc lớn mà gánh vác. Những năm mới lấy nhau, tài chánh gia đình khó khăn, đắp trước bù sau hàng tháng, áo quần đơn sơ, ăn uống dè xẻn. Thế mà Mai bao giờ cũng vui vẻ, chưa bao giờ nghe Mai than thở hoặc so sánh với các bạn bè khác. Nàng thường nói: “Chúng ta nghèo về vật chất nhưng giàu về hạnh phúc, tinh thần thanh sạch, thế là đủ. Ðời sống biết đủ là đủ.”

Chính vì Mai không than thở nên tôi thấy mình có trách nhiệm nhiều hơn về tài chánh gia đình. Buổi chiều về, tôi đi dạy thêm cho các lớp đêm. Ngày nghỉ, tôi mở lớp dạy kèm luyện thi cho từng nhóm nhỏ. Tài chánh gia đình nhờ đó mà dồi dào hơn. Có thêm tiền, nhưng Mai không vui, mà chỉ lo cho tôi thiếu sức khỏe sinh bệnh tật. Năm đó, tôi không chịu theo bè cánh với nhóm tham nhũng, chúng đày tôi về một tỉnh nhỏ xa xôi. Tôi buồn phiền lắm. Không đi thì không được, đi thì bỏ hết công chuyện làm ăn riêng tư. Mai khuyên tôi nhẫn nhịn, và gắng tìm vui trong hoàn cảnh mới. Khi chúng tôi về tỉnh nhỏ, Mai thường an ủi và nâng đở tinh thần tôi, đặt mua các thứ sách báo tôi thích, để giải trí và quên đi phần nào nổi buồn nơi tỉnh nhỏ. Mai xin được việc ở một nhà dạy trẻ để phụ thêm kinh tế gia đình...

Khi chạy vội về Sài Gòn vào năm 1975, chúng tôi mất tất cả, trở thành trắng tay. Tôi lo lắng và muộn phiền lắm, nhưng nhờ thái độ trầm tĩnh và chịu đựng của Mai mà tôi bớt bối rối. Ba tháng sau khi tôi đi học tập cải tạo, Mai thấy chồng chưa được về, đã xoay xở rất mau. Nàng mua áo quần cũ, cắt ra may thành áo quần trẻ em đem bỏ mối tại các chợ trời hè phố, đêm nào cũng may đến mười hai giờ khuya. Nàng một mình nuôi chồng, nuôi con thơ dại, ngược xuôi trong cuộc đổi đời.

Những năm tháng đi học tập cải tạo, có nhiều thì giờ suy nghĩ, tôi mới sâu sắc nhận ra mình mang ơn vợ quá nhiều. Tình cảm nàng dành cho tôi tràn đầy dịu dàng, bao dung, âu yếm và hy sinh. Tôi biết mình là kẻ có phước được vợ hiền... Những khi tôi đau khổ, Mai thường khuyên tôi: “Mình hãy xem cuộc đời này như một trò chơi không vui, đừng quá quan tâm đến những gì xảy ra cho mình, cho thiên hạ chung quanh. Những đau khổ mà mình đang chịu đựng cũng là một thứ thử thách, làm cho mình lớn thêm lên, trưởng thành hơn, và cứ vui với những gì nhỏ nhoi nhất có thể có trong thời gian này.”

Chúng tôi vượt biên ra nước ngoài. Trên biển đói khát Mai nhường phần ăn uống cho con, cho chồng, với lý do là tôi cần sống hơn nàng, tôi có thể làm được nhiều việc ích lợi hơn. Nhưng theo ý tôi, thì chính Mai mới xứng đáng để sống sót vì đời sống nàng có nhiều ý nghĩa, tốt đẹp hơn.

Những ngày khó khăn nắng cháy cực khổ tại trại tỵ nạn, nàng dành lấy hết tất cả việc vặt vãnh như lãnh thức ăn, xách nước, nấu nướng, chăm sóc con cái, để cho tôi có thì giờ tham gia tiếp tay phụ giúp các công tác chung trong trại. Mai dặn tôi tránh xa những nơi có tranh giành, có chút quyền lợi, chỉ kê vai gánh vác những việc có ích chung mà không ai làm. Với sự động viên, khuyến khích của vợ, tôi đã làm được nhiều việc có ích cho cộng đồng. Trong lúc đó một vài anh bạn tôi tham gia việc cộng đồng mà như làm việc quốc cấm, bị vợ cằn nhằn, ngăn cản, mỉa mai rằng việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.

Nhiều người than vãn về những thiếu thốn, khó khăn, cực khổ trong trại tỵ nạn, Mai thì khi nào cũng vui vẻ, lạc quan. Những thiếu thốn khó khăn trong trại tỵ nạn là đương nhiên. Những khi con tôi chê cơm, Mai nhắc nhở cho chúng những ngày khoai sắn qua bữa, những ngày đói khát trên biển khơi, thì chúng vội vàng ăn ngon lành những chén cơm trong trại tỵ nạn.

Chúng tôi đến Mỹ vào mùa đông, tuyết phủ ngút ngàn, trắng xóa cả đất trời. Chưa biết có thể làm gì để nuôi sống gia đình trong miền đất mới, nhưng nhờ trợ cấp xã hội trong thời gian đầu, đắp đổi tạm sống qua ngày. Dù không dư giả, tiền trợ cấp xã hội được Mai chia ra làm ba phần: hai phần ba nuôi sống gia đình với chi tiêu dè xẻn, tằn tiện, một phần ba gởi về giúp bà con, bạn bè ở quê nhà. Hai vợ chồng dắt nhau đi tìm việc, và không nản lòng. Tôi tìm được một chân rửa chén bát tại khách sạn Holiday Inn. Mai tìm được một chân làm bánh ngọt Donut. Chúng tôi tự túc được rồi, và từ đó mà tiến lên, tôi tìm được công việc khác trong hãng tiện có đồng lương khá hơn.

Chưa bao giờ tôi nghe Mai phàn nàn, tị nạnh với tôi về công việc trong nhà. Chưa bao giờ nàng lên giọng sai bảo tôi hút bụi, quét nhà, rửa chén bát. Nếu rảnh thì tôi làm, nếu tôi bận xem những trận thể thao hấp dẫn thì thôi. Nhiều lúc Mai không cho tôi rửa chén bát, giành lấy mà làm, vì những lúc đó nàng rảnh rang. Chúng tôi cùng làm việc nhà trong tinh thần chia sẻ, không phải trong trách nhiệm phân chia việc nào chồng làm, việc nào vợ làm. Mai chưa bao giờ tranh hơn thua với chồng. Nàng quan niệm rằng vợ chồng không cần tranh hơn thua nhau, hơn chồng cũng không được gì mà chỉ tổ tình yêu bị tổn thương…

Chưa bao giờ Mai lớn tiếng hay khăng khăng quyết đoán việc gì. Khi nào cũng dịu dàng thảo luận và sẵn sàng chờ lúc thuận tiện để thuyết phục thêm. Tôi đã nghe thấy vợ nhiều người bạn sẵn sàng xẵng giọng với chồng, mở miệng ra là nói nặng lời, nói điều chua chát, khó nghe, và tôi biết mình may mắn có vợ hiền... Những lúc tôi gặp khó khăn ngoài xã hội, mang bực bội và cái không vui về nhà, Mai thường khuyên tôi: “Mục tiêu cuối cùng của đời người là đi tìm hạnh phúc. Ði làm kiếm tiền cũng chỉ để mua hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực của cuộc sống là gia đình vui vẻ, ấm êm và dễ chịu. Không tội chi đem cái khó khăn bực bội của bên ngoài về nhà cho mất vui, mà phí phạm ngày tháng yên ấm của gia đình. Dù giàu sang danh vọng đến mấy mà gia đình thiếu hạnh phúc thì đời không còn ý nghĩa gì”. Tôi nghe và tìm được lại được nguồn vui và yên tĩnh trong tâm hồn...

Nhiều khi nằm bên nhau, tôi hỏi Mai: “Sao hơn mười mấy năm sống bên nhau, chưa bao giờ em làm cho anh buồn lòng, chưa bao giờ em làm cho anh phải nổi giận. Em có khi nào buồn giận anh không?” Nàng nói: “Em đã học được là người cho thì được nhiều hạnh phúc hơn người nhận. Không cầu thì sẽ được, không đòi thì sẽ có. Biết vui với cái tương đối mà mình đang có thì trở thành kẻ sung sướng nhất trong đời. Cho đi tình thương chân thành thì được nhận lại bằng tình thương. Nhiều người đàn bà đòi hỏi ở chồng quá đáng, ngoài khả năng của chồng, bao nhiêu cũng không thỏa mãn cả. Họ không nhìn thấy sự hy sinh của người khác mà chỉ cố bới móc lỗi lầm cỏn con của chồng để mà trách móc, giận hờn. Làm thế không có lợi gì cả mà chỉ là cách phá hoại hạnh phúc gia đình hữu hiệu nhất…”

Tôi thành thực mà nói rằng đã học được rất nhiều điều tốt từ vợ tôi. Nàng càng dịu dàng, càng thu mình nhỏ lại, thì tôi càng thương yêu, trang trải, bù đắp cho vợ nhiều hơn. Mỗi khi đi làm về thấy nét mặt tươi vui, hân hoan của vợ thì bao nhiêu mệt nhọc, bực bội trong ngày đều tiêu tan. Khi tôi phạm phải lỗi lầm, hành động sai quấy, vợ tôi thường an ủi: “Mình là con người chứ đâu phải là thần thánh chi mà không có sai lầm. Mình đừng buồn, cái thiệt hại này cũng là bài học tốt về sau”. Những an ủi, khuyến khích tinh thần của vợ làm cho đời sống tôi nhẹ nhàng, êm ái, thư dãn, không bị dồn ép, không bị áp lực cuộc sống, không có căng thẳng gia đình như nhiều bạn bè khác.

Trên bước đường tha hương, một lần vợ chồng Tuân - Lam ghé thăm chúng tôi. Tuân là bạn cũ, Lam là người xưa. Vợ tôi biết rõ mối tình cũ giữa tôi và Lam, nhưng nàng tin chồng, và rất lịch sự, vồn vã đón tiếp họ hết lòng. Có lẽ Mai cũng biết chuyện xưa của chúng tôi đã nguội lạnh từ lâu, chẳng ai còn tiếc nuối chi. Tuân vẫn hiền lành phúc hậu như xưa, nét mặt chịu đựng... Ðêm khuya tôi vẳng nghe tiếng Lam đay nghiến, dằn vặt chồng ở phòng bên cạnh, nói những lời thiếu lễ độ với chồng... Về sau, mỗi lần nghĩ đến Lam lòng tôi phơi phới vì may mắn cuộc đời tôi không phải gắn bó với một người đàn bà như Lam. Tôi biết ơn mẹ nhiều hơn. Kinh nghiệm sống của mẹ đã giúp cho cuộc đời tôi hạnh phúc hơn. Và tôi biết thương yêu, nể trọng vợ hơn nhiều.

Một chị bạn gia đình không được hạnh phúc, hỏi vợ tôi bí quyết để được chồng thương yêu, nể nang. Mai cười, nói: “Không có bí quyết nào cả. Chỉ có câu chuyện sau đây, em thuộc nằm lòng từ thời còn đi học. Chuyện ở trong sách tập đọc của Pháp:

"Có một anh nông dân đem bò ra chợ tỉnh bán. Suốt ngày không bán được phải dẫn bò về. Ðường xa mệt nhọc, con bò trở chứng không chịu đi. Có người gạ đổi con bò lấy con ngựa hồng tung tăng. Anh tưởng được ngựa sẽ thong thả dong cương ra về, nhưng con ngựa lạ chủ không chịu cho anh cưỡi và cũng trì kéo dằng dai. Một người khác dẫn con heo nái ngoan ngoãn đi qua, gạ đổi heo lấy ngựa, anh đổi liền. Ðường xa mệt nhọc, con heo cũng nằm ì không chịu đi, bí quá, anh đổi heo lấy một con dê nái. Con dê càng cứng đầu khủng khiếp, anh vật lộn với dê phờ phạc. Ðêm đã tối mịt mù, một hành khách đề nghị đổi dê lấy một con gà trống lớn. Vừa đói, vừa khát, vừa mệt, anh ôm con gà vào quán đổi lấy bữa cơm. Thế là một bữa ăn trả giá bằng một con bò.

Ăn xong, anh nông phu thong thả ra về, vừa đi vừa ca hát khỏe khoắn. Khi về đầu làng, có bạn quen hỏi đi đâu mà về khuya thế. Anh kể chuyện đi bán bò, và đổi con gà lấy bữa cơm. Người bạn hết hồn, khuyên anh khoan về nhà mà bà vợ nổi cơn tam bành lên, không khéo vợ chồng xô xát gây ra án mạng. Anh nông dân bảo rằng chắc vợ anh cũng thấy việc làm của anh là có lý. Người bạn ức quá, đánh cá một con bò, nếu chị vợ mà không gây gổ, thì anh nông dân sẽ được một con bò, còn ngược lại, phải mất lại một con bò khác. Người bạn đi theo núp bên ngoài nghe cuộc đối thoại của vợ chồng anh nông dân.

Chị vợ hỏi anh đã ăn gì chưa, đi đường có mệt lắm không, bò bán có được giá không? Anh đáp rằng đã ăn rồi, con bò không bán được mà trên đường về nó không chịu đi nên đã đổi con bò lấy con ngựa rồi. Chị vợ nói rằng có con ngựa cũng tốt, nó sẽ kéo xe, giúp mình di chuyển mau chóng hơn. Anh chồng cho biết con ngựa không chịu cho anh cưỡi nên đã đổi lấy con heo nái. Chị vợ cũng tán thành ngay và còn dự trù con heo mùa sau sẽ sinh ra một bầy heo khác, rất có lợi. Anh chồng cho biết thêm, con heo cũng trở chứng không chịu đi nên đổi lấy một con dê cái. Chị vợ tiếp liền, là con dê cũng rất có lợi, từ nay mỗi sáng gia đình sẽ có sữa dê mà uống. Anh chồng lắc đầu và cho biết đã đổi con dê ương ngạnh lấy con gà trống lớn. Chị vợ anh nông phu tiếp rằng có con gà cũng tốt, mỗi sáng nghe nó gáy cũng vui tai. Anh chồng bảo là buổi sáng ra đi không đem tiền theo, đói quá, đã vào quán đổi con gà lấy bữa cơm.

Nghe xong, chị vợ anh nông phu quàng hai tay lên vai chồng và nói:
“Anh làm như thế là phải. Lấy của giữ thân, chứ đừng lấy thân giữ của. Ði cả ngày mệt nhọc đói khát, không ăn chịu sao nổi. Em đã để sẵn khăn, múc sẵn nước, anh đi tắm cho khỏe."

Mai kết luận: “Muốn được chồng thương cũng rất dễ, đừng bao giờ tranh hơn thua với chồng, việc gì đã lỡ thì cho qua luôn, vui vẻ chấp nhận, và dịu dàng, nhường nhịn chồng là yếu tố căn bản để được chồng thương.”

Ngoài bố mẹ tôi, người tôi biết ơn nhiều nhất là vợ tôi. Ðời sống tôi có ý nghĩa hơn, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn là nhờ vợ khôn ngoan, dịu dàng. Nhiều đêm thức giấc tôi nhẹ hôn lên mắt vợ trong khi vợ đang ngủ, thầm so sánh tấm lòng của vợ với trái tim của một vị nữ thánh. Nàng thì luôn luôn nói: “Em chỉ muốn làm cái bóng nhỏ và âm thầm bên đời anh thôi”. Mai chưa hề đọc nhiều sách, nhưng nàng đã biết chọn vị trí thấp nhất để được nâng lên cao nhất trong lòng chồng con.

(Nguồn: Internet - Tác giả: Tràm Cà Mau)