"Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này"


Vợ là cơm nguội nhà ta
Nhưng là phở tái thằng cha láng giềng

***

Đêm nằm nghĩ mãi không ra
Tại sao thằng ấy lại là nhà thơ
(Ai cũng làm được nhà thơ
Ai cũng có thể “sù cơ” của mình).

***

Muốn đuổi khách ra khỏi nhà
Đọc thơ được giải họ ra tức thì.

***

Muốn cho trộm chẳng đến nhà
Đề vào trước cửa: Đây là nhà thơ.

***

Đi đái thì đứng giữa đường
Hôn nhau lại đứng sau tường để che.

***

Ghế thì ít, đít thì nhiều
Cho nên đấu đá là điều tất nhiên
Ba lạng ở chốn động tiên
Thừa chỗ đủ để cưỡi lên vạn người.


***

Gái tơ cặp với bồ già
Như mai cổ thụ nở hoa bốn mùa.


***

Vĩ nhân quân tử trên đời
Bên em cũng chỉ là người đàn ông.

***

Người mạnh nào cũng cô đơn
Bởi vì kẻ yếu đông hơn rất nhiều.

***

Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai.

***

Con ta không phải của ta
Tai họa của nó mới là của ta.

***

Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người.

***

Em xinh đâu bởi nụ cười,
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.

(Văn Nghệ Trẻ)


2. Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng, Chủ tịch Hội VHNT Bình Định cũng là một trường hợp đặc biệt ở nước ta trong việc hai vợ chồng đều là nhà văn nhà báo. Vợ anh ta là nhà văn Trần Thị Huyền Trang. Nguyễn Thanh thi sĩ là người hoạt và hóm, đặc biệt anh ứng khẩu bằng thơ “Bút tre folklorits” rất tài. Nhân một đêm giao lưu giữa các nhà vănViệt Nam với sinh viên trường đại học Hồng Đức (Thanh Hoá). Vợ chồng anh được mời lên một lúc để giao lưu. Giao lưu được một đỗi, có một em sinh viên rất đẹp, tóc dài đến tận kheo chân, đứng lên rụt rè hỏi: “Dạ thưa, cháu hỏi khí không phải, thế nhà thơ… chồng có sợ nhà thơ… vợ không ?”. Ngay lập tức anh trả lời:

“Mỗi ngày sợ vợ một lần
Sợ rồi mới biết phải cần…sợ thêm
Sợ ngày rồi lại sợ đêm
Sợ xanh đôi mắt, sợ mềm đôi chân”

Tiếng vỗ tay vang dội hội trường. Trời ơi đau thương cho các gã “nhà thơ…chồng”. Trông hùng dũng thế kia, hoành tráng thế kia, thế mà…Sau một hồi biểu diễn kiểu cười có- một- không hai, không thể bắt chước được kéo dài gần năm phút, nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng đọc tiếp:

“Đời trai tóm lại chỉ cần
Tháng sợ vợ ba chục lần… nhân hai”


3.Gia đình lục bát Bút Tre
Chiều sẫm tối hôm ấy, tôi ngồi chơi ở vườn nhà tôi, cách sân nhà hàng xóm cái hàng rào trồng bằng cây râm bụt. Một lát thì thấy người mẹ và người con trai về. Người mẹ không vào nhà mà ngồi phịch xuống bậc hiên nhà, cầm nón quạt lấy, quạt để. Còn ng ười con trai ra giếng khơi múc nước rửa mặt. Chiếc bật lửa để ở túi áo ngực, lúc cúi múc nước, nó rơi xuống giếng, cô em gái đang giặt quần áo ở gần đấy nhìn thấy liền tức cảnh.

Hôm nay anh bị làm sao?
Để cái bật lửa nó nhào xuống giêng (giếng)

Người con trai nhìn cô em gái, rồi trả lời bằng gịong trầm trầm.

Hôm nay thì thật là buồn
Bởi anh và mẹ đi buôn thua lồ (lỗ)

Ngay lúc đó, người mẹ nghe thấy con trai nói về buôn bán, liền ném chiếc nón xuống nền hiên vội đứng lên, chỉ tay ra phía giếng nước, với giọng điệu giận dữ.

Tại mày nên mới gẫy răng
Buôn bán như thế? có chăng ăn càm! (cám)

Cậu con trai út đã dọn mâm cơm xong xuôi rồi, cứ ngồi ở trong nhà chờ mọi người vào ăn, nhưng chưa thấy ai vào, liền chạy ra sân cất lời.

Thôi xin mẹ, chị và anh
Đừng thơ thẩn nữa, mà nhanh ăn cờm (cơm)

Từ nãy đến giờ, ông bố ngồi trên chiếc chiếu ở góc sân, bên ấm nước che xanh, vẫn lắng nghe câu chuyện. “ Rít” xong điếu thuốc lào, ngửa cổ phả khói, có vẻ khoan khoái lắm. Rồi ông đứng lên, lững thững ra giữa sân, tay cầm chiếc quạt nan vừa phe phẩy, vừa nói như trách mọi người. Bằng giọng điệu của người có vẻ hiểu biết về thơ, ông thủng thẳng lên tiếng.

Thơ gì toàn thơ Bút Tre?
Cả nhà im lặng mà nghe tao giàng (giảng)

Tôi biết ông là người có quyền to nhất trong nhà ấy, mà đã ra lệnh “im lặng”, thì cả nhà phải tuân theo, để nghe ông ấy giảng. Chắc chắn là ông ấy giảng giải về thơ lục bát rồi. Ông ấy giảng giải như thế nào, có giảng bằng lời lẽ bình thường hay bằng thơ Bút Tre và những người trong nhà khi nghe ông ấy giảng có ý kiến khen hay hoặc chê dở cũng bằng lời lẽ bình thường hay bằng thơ bút tre thì chỉ có gia đình ông ấy biết. Còn tôi là hàng xóm chỉ nghe câu chuyện được có đến như thế, xin chép lại để những người yêu thơ lục bát cùng vui.
(Hoàng Xuân Khánh)

0 comments

Post a Comment

Bạn có thể chèn các biểu tượng cảm xúc cho lời bình của mình bằng cách gõ các ký tự như bảng chỉ dẫn sau:
:) :D :)) =)) ;)) ;;) ;) :p :X :-* :">
:( :(( =(( :-o 8-} >:) B-) 8-X :-" :-w More...