He he, hàng sưu tầm linh tinh này cũng là hàng xào xáo từ các truyện cười có sẵn, bình mới rượu cũ, khề khà vui qua ngày
Đổng Trác và Hoa Đà
Đổng Trác và Hoa Đà
Một hôm Đổng Công đến gặp Hoa Đà tiên sinh và nói: ta cần ngươi tư vấn về sức khỏe cho ta
Hoa Đà: ok Sir
Đổng Trác : ngươi cũng biết đó ta có con Bồ là Điêu Thuyền xinh đẹp nổi tiếng thiên hạ. Một lần ta đi săn về thì thấy Bồ của ta đang nằm cùng Bố của ta (ý nói Lữ Bố của ta). Ta giận lắm định rút gươm chém chết cả 2 đứa nó nhưng vì Điêu Thuyền quá xinh đẹp nên ta ko nỡ cuối cùng 3 người ngồi uống trà nói chuyện rồi ta bỏ qua.
Hoa Đà: ?!?
Đổng Trác: Lần 2 ta đi bàn việc quân về lại thấy Bồ nằm với Bố ta định giết nhưng vì Bồ quá đẹp nên ta ko nỡ rồi 3 ta lại ngồi uống trà và ta lai bỏ qua.
Hoa Đà: ?!? ?!?
Đổng Trác: lần 3 ta đi họp về lại gặp Bồ nhưng Bồ nằm với Trương Liêu, ta định giết nhưng Bồ quá đẹp nên lại uống trà nói chuyện rồi bỏ qua
Hoa Đà: ?!? ?!? ?!? ?!?
Đổng Trác: Lần thứ 4, lần thứ 5 Bồ nằm với Lý, Quách nhưng vì Bồ đẹp quá...nên ta lại uống trà nói chuyện với Lý, Quách rồi bỏ qua.
Hoa Đà ko nhịn được nữa bèn hỏi : thế rốt cuộc ông cần hỏi tôi về cái gì ???
Đổng Trác: ah ta muốn hỏi với tuổi của ta mà uống trà nhiều thế có bị làm sao ko??
Hoa Đà xỉu.
Lại nói về Khổng Minh
Một hôm Lưu Bị, Khổng Minh, Bàng Thống buồn rầu ngồi nói chuyện với nhau.
Lưu Bị: chán quá con vợ tao nó ngoại tình với thằng Vân
Khổng Minh, Bàng Thống: sao công chúa, ý lộn chúa công lại biết?
Lưu Bị: Vì 1 hôm tao về nhà tao thấy dưới gầm giường vợ tao có cái Giáo rất đẹp.
Bàng Thống: hic, thế thì vợ thần lòng thòng cùng thằng Trương Phi rồi
Lưu Bị, Khổng Minh: ủa sao ngươi biết?
Bàng Thống: vì tôi thấy dưới giường vợ tôi có thanh bát xà mâu.
Khổng Minh vội nói: Vậy thì chắc chắn vợ tao đang ngoại tình với con ngựa Xích Thố rồi...
Bàng Thống, Lưu Bị: oh my God, why do u know?
Khổng Minh: Bởi vì lúc nãy tao về nhà tao thấy thằng Quan Vũ dưới gầm giường...
Lại nói về Quan Vũ
Quan Vũ oai trấn thiên hạ nhưng lại mắc bệnh nói lắp kinh niên... cũng có thể do trước khi nổi tiếng Vũ là phát thanh viên của phường nên mắc bệnh nghề nghiệp.
Đỉnh điểm của bi kịch xảy ra ở Hoa Dung. Trận đó Tháo thân tàn ma dại lê lết đến Hoa Dung. Quan Vũ nhảy ra như 1 chiến tướng nhà trời hét lên:
- Hỡ...... iiiiii... hỡi... quân... quân... quân....... Tào... Tào...... Tào...... ooo
Quân Tào (gồm cả Tào Tháo): @@$$%% ??!!.
Quan Vũ: T... a... a...... là... là... là...... Qua... n... n... Vũ... Vũ... Vũ...... đây...... đây...... đây... ... Giờ...... giờ...... chết......... chết...... ch... ế... t...... của...... của... các... ngươi.... ngươi...... đã...... đến...... đến...
Nói xong Vũ cầm Thanh Long Đao nặng 8 lạng 2 chỉ lao đến
Quan Vũ: Ủa... ủa... Tào...... Tào...... tháo...... tháo...... đâu???
Quân Quan Vũ: Dạ đợi bố nói xong thì chung nó đã té mất từ lầu rồi ạ!
Quan Vũ tái mặt, về nhà thì bị Lưu Bị, Khổng Minh chửi cha mắng mẹ, bạn bè xa lánh. Nói chung là gia đình ruồng bỏ, tiểu khu nhòm ngó. Đảng nghi ngờ nhân dân theo dõi...
Quan Vũ đến gặp Hoa Đà nhờ chữa căn bệnh dog mother này (tạm dịch là chó má)
HOA ĐÀ khám xong nói:
- Bệnh của ngài do "súng" của ngài quá to kéo dây thanh đới nên sinh ra bệnh echo (tạm dịch là nói lắp). Muốn chữa phải kiếm ai có súng nhỏ hơn đổi cho ngài thì hết bệnh...
Quan Vũ đồng ý và Hoa Đà đã chữa khỏi. Từ đó Vũ nói năng trơn tru, chiến trường lừng lẫy nhưng... tình trường lại gọi bọn Phi, Vân bằng cụ.
Được một thời gian Vũ quay lại bảo Hoa Đà:
- Ta nói năng ngon lành địch sợ chết khiếp, nhưng không dọa được đàn bà nữa, cay quá! Hay ngươi tìm người lúc trước đổi lại cái hàng khủng đó cho ta đi.
Hoa Đà: điều...... điều... đó...... đó... là... là... không... không... thể... được... được.
Lại nói về Điêu Thuyền
Điêu Thuyền lúc vừa ra đời đã bị rơi vào sọt dưa chuột nên lớn lên rất lẳng lơ (chim chuột). Chính vì thế nên dù đã có chú Lợn Đổng Trác, con Hổ Lữ Bố và con Sói Trương Liêu vẫn thấy thèm thuồng. Mặc dù rất sợ bệnh bò điên nhưng Thuyền quyết định thịt nốt con Trâu Hứa Chử cho đủ bộ tứ.
Sau bao ngày quần sọc áo 2 dây hở rốn, mắt đảo như rang lạc cuối cùng Thuyền cũng dụ được Chử mời vào nhà.
Vừa vào đến nhà, thú tính nổi lên... Thuyền nhảy ngay lên giường cởi bỏ xiêm y và gào lên:
- Anh Chử, Anh hãy hành hạ em đi!!!
Chử ngơ ngáo:
- Hả... hả... hành hạ à!!!
Thuyền càng gào to:
- Vâng nhanh lên, hãy hành hạ em đi anh... !!
Chử ngáo ngơ:
- Hả... hả... hành hạ thế nào... hành hạ bằng cái gì giờ???
Thuyền không nhịn nổi thét lên:
- Sao ngu thế... hành hạ bằng cái anh vẫn dùng để đi tiểu ý
Chử gãi đầu gãi tai:
- Thế ah, đấy là em đòi đấy nhé...
Nói đoạn Chử cúi xuống gầm giường lôi ra cái bô rồi quai 1 phát thật mạnh vào đầu Điêu Thuyền.
Phiên bản Portable cho các tín đồ FireFox. Kiểm tra thử thấy cũng nhanh hơn v3.5, nhưng tớ thì không khoái dùng FF
Download here
Tôi đi tìm hứng mai vàng
Hoa vừa mới nở đã tàn còn đâu
Mùa xuân nước chảy chân cầu
Tìm hoa bỗng nhặt nỗi sầu mênh mông.
Tôi đi tìm hứng hoa hồng
Nụ hoa đỏ thắm bềnh bồng hơi sương
Vườn ai kín cổng cao tường
Tìm hoa lại gặp nỗi buồn cách ngăn.
Tôi đi tìm hứng bằng lăng
Màu hoa tím ngát tháng năm học trò
Tuổi thơ rơi rụng bao giờ
Tìm hoa chỉ thấy bụi mờ lối xưa.
Tôi đi trong nắng rồi mưa
Tìm hoa tìm đến bây giờ: tay không!
Một chiều lóng ngóng bên sông
Tìm hoa chợt vướng hương nồng tóc em.
Thanh Trắc Nguyễn Văn
(Tập thơ Hạ Nhớ – NXB Tổng hợp Đồng Nai 1999)
Tượng thi hào
Chúng tôi được cấp một khoản kinh phí để dựng tượng đại thi hào Adam Mickiewicz (Đại thi hào Ba Lan). Song vì có nhiều nhu cầu nên chúng tôi đã mượn tạm khoản tiền này để chi cho các việc khác. Thi hào vốn yêu quý dân tộc mình, cho nên chắc ông không phản đối.
Tuy nhiên, sắp đến thời hạn khánh thành tượng với sự hiện diện của lãnh đạo cấp cao của địa phương. Chúng tôi bèn triệu tập một cuộc họp.
- Thưa các quý vị! - Giám đốc khai mào - Tình hình gay. Thi hào có nhiều cống hiến, tiền đã được cấp, tượng đài không. Làm sao bây giờ?
Vấn đề quả là gay go. Bệ tượng thì dễ, chỉ cần một tảng đá to đặt lên vạt cỏ là xong. Nhưng hình người thì lấy đâu? Lại phải làm bằng đồng đỏ, móc đâu ra ngần ấy tiền. Còn phải thuê nghệ sĩ đúc tượng nữa chứ, khoản này cũng ngốn ối bạc.
Trong thị trấn của chúng tôi có một ông về hưu. Chúng tôi bèn đến gặp ông ta và đề nghị:
- Ông sẽ đứng trên bệ đá trong tư thế tượng đài và đóng vai Mickiewicz. Vinh dự cho ông mà lại được trả thù lao. Chỉ có điều, tuyệt nhiên ông không được nhúc nhích, dù chỉ là một milimét, không được nghiêng ngả, ngay cả gãi ngứa cũng không. Ông nghỉ hưu, ối thời gian, công việc nhẹ nhàng, ngoài trời, thoáng đãng, còn khoản thù lao ông sẽ được nhận cũng tốt cho ông
- Thế liệu tôi nằm có được không? - ông già nói. - Chân tôi hồi này yếu lắm.
- Ông muốn hơi nhiều đó. Trường hợp này là may cho ông, vì không phải là tượng Nữ thần chiến thắng. Nếu là Nữ thần chiến thắng thì ông phải đóng vai một phụ nữ, hở ngực, vác thanh kiếm nặng chịch, to đùng.
Lễ khánh thành diễn ra suôn sẻ. Trước mắt những người dự lễ, thi hào hiện hữu như còn sống. Ngài vận y phục đuôi dài, sách cắp nách, một tay cầm bút lông, tay kia chỉ về phía xa. Đầu đội vòng nguyệt quế.
- Đẹp, - đại diện chính quyền khen. - Rất thực. Phải cái nét mặt nom có vẻ không thông minh.
Một thời gian sau mọi chuyện đều tốt đẹp. Mỗi ngày tám tiếng ông già đứng trên tảng đá theo đúng yêu cầu, lúc nào đau chân thì lão sang ngồi bên quán rượu đối diện và đợi tín hiệu khi có đoàn tham quan hoặc khách đến xem. Khi đó ông già bò trở lại và đứng trên bệ tượng, có khi đầu lão hơi lắc lư, khách tham quan cứ nghĩ đó là tại gió. Mỗi năm lão được bốn tuần nghỉ phép. Lúc đó chúng tôi treo lên bệ tượng tấm biển đề “Tượng đang sửa chữa”.
Nhưng rồi ông già bắt đầu yêu sách.
- Trong hợp đồng không nói gì đến khoản chim bồ câu, còn bây giờ chim bồ câu thường vô lễ đối với tôi. Tôi yêu cầu tăng thù lao.
Lão được chiều theo ý, nhưng ngần ấy với lão vẫn chưa đủ.
- Họ viết cả lên người tôi, - lão nói, - viết bằng bút chì hoặc bút bi thì không đến nỗi nào. Đằng này hôm qua có một thằng cha dùng đinh sắt nhọn viết lên người tôi: “Tôi đã đến đây. Zbyszek”.
Chúng tôi đành thêm cho lão một ít tiền, nhưng ngay cả như vậy cũng không xong. Đòi hỏi mỗi ngày càng tăng.
- Là Mickiewicz, - lão nói, - thì tôi phải được đi Paris để nghiền ngẫm nét nhớ cố hương hiện trên mặt. Độ hai tuần là đủ.
Sang Paris thì quá lực của chúng tôi, rút cuộc chúng tôi đã gửi lão đi Matxcơva. Lão tha hồ mà nhớ.
Lạc đà
Tôi đọc báo và hay rằng, người Ảrập sống trên sa mạc, di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng lạc đà. Và rằng, sa mạc rộng mênh mông, cho nên nếu không có lạc đà thì không thể tưởng tượng nổi, người Ảrập sống ra sao.
Tôi mà có một con lạc đà thì tôi ắt bán ngay cho người Ảrập. Tôi đang cần tiền, lạc đà đối với tôi chẳng để làm gì, nhưng lại hữu dụng đối với người Ảrập, lạc đà ở với người Ảrập thì dễ chịu hơn ở với tôi, vì cảm thấy mình có giá. Có điều tôi không có lạc đà.
Tôi mà có thì tôi đã nhìn thấy nó, vì nó to. Tôi chỉ có ba con gà và một con bò.
Hay là lạc đà đang lẩn lút ở đâu đó? Con người luôn nuôi hy vọng, cho dù không phải lúc nào cũng có lạc đà. Nếu nó lẩn lút thì tôi dễ tìm thấy thôi, vì nó có cái bứu lồi lên, tức thị có dấu hiệu đặc biệt.
Tôi ra chuồng gà để xem kĩ mấy con gà.
Không, không con nào, trước hết là vì chúng quá nhỏ, kế nữa là chúng không gù.
Tôi vào chuồng bò để dò xét con bò. Nó rống to, vì tưởng rằng rốt cuộc tôi mang cho nó cái ăn, nhưng tôi đâu có nghĩ đến chuyện cho bò ăn, vì đang bận bịu với chuyện lạc đà. Bò thì to thật đó, song cũng không bị gù. Để cho cẩn thận tôi sờ mó khắp thân con bò. Không hề có vết tích của bướu lạc đà.
Ra khỏi chuồng bò, tôi ra ngồi trên thân cây đổ, nghĩ suy. Bò thì vẫn là bò, gà thì vẫn là gà, nhưng liệu mình có thể cải tạo chúng thành lạc đà được không nhỉ? Bò chắc là được. Nó to, chỉ còn thiếu mỗi cái bứu.
Người ta bị gù là vì sao nhỉ? Là do ngồi đọc không đúng tư thế. Tôi đứng dậy, đi mua một tờ báo và quẳng vào chuồng cho bò. Không phải vào máng cỏ, mà là xuống dưới máng cỏ, với chủ định để cho nó bị gù.
Tôi quay vào nhà và viết một bức thư cho người Ảrập. Trước tiên bằng tiếng Ba Lan.
"Ông Ảrập thân mến, tôi có một con lạc đà đẹp. Ông mà mua thì ông sẽ không phải tiếc. Đề nghị cho tiền đặt cọc”.
Sau đó tôi dịch bức thư này sang tiếng Ảrập. Như ta đã biết, người Ảrập viết và đọc không phải từ trái sang phải, mà từ phải sang trái. Bản dịch bức thư của tôi như sau:
“Cọc đặt tiền cho nghị đề. Tiếc phải không sẽ ông thì mua mà ông. Đẹp đà lạc con một có tôi, mến thân rập Ả Ông”.
Tôi không biết địa chỉ, cho nên tôi quay ra chuồng bò lấy tờ báo, có thể trong báo có địa chỉ của người Ảrập. Nhưng lúc này con bò đã ăn mất tờ báo, vì nó đói quá. Thế là tôi không gửi lá thư đi được, còn con bò hôm sau lăn đùng ra chết, vì bị ngộ độc tờ báo.
Tất cả chỉ tại lạc đà.
Diễn viên
Đám tang người diễn viên nổi tiếng diễn ra giữa mùa đông. Bão tuyết quất mạnh vào đầu để trần của những người dự lễ mai táng. Đám đông đứng quanh huyệt chưa lấp nghe điếu văn, họ phải ráng chịu, đợi giây phút khi các bài phát biểu hoàn tất, mỗi người sẽ thả một nắm đất xuống huyệt và rồi lại có thể đội mũ.
Lúc này chiếc mũ lông của một thân hữu của người quá cố, cũng là một diễn viên nổi tiếng, tuột khỏi tay anh ta và rơi xuống huyệt.
Tất cả mọi người đều nhìn thấy, nhưng không một ai để lộ là mình đích mục sở thị. Ai cũng hiểu rằng, người diễn viên kia lúc này thật là khó xử.
Bò xuống huyệt để lấy mũ chăng, không tiện. Để mũ nằm dưới đó chăng, có hoạ là đồ ngu. Chẳng những vì thế nào rồi cũng sẽ bị cảm lạnh, chẳng những vì sẽ phí mất chiếc mũ, mà cứ cho là như vậy đi. Cái chính là vì khi về đến nhà đầu óc cứ bị ám ảnh, mình đang ở đây, còn mũ mình lại ở chỗ ấy, ở dưới mộ, cho dù là mộ người khác, rằng mũ mình nó đã đi trước mình và đang đợi mình dưới đó, thậm chí có khi nó sẽ gọi mình xuống - ôi, khủng khiếp quá.
Mọi người nhìn với vẻ ái ngại, anh ta làm gì bây giờ đây. Nhưng người diễn viên tỏ ra không hề nản lòng, còn khi đến lượt mình anh ta phát biểu như thế này:
- Hỡi Người bạn quý mến và muôn năm thương tiếc của tôi ơi! Bạn từ giã chúng tôi vào ngày lạnh buốt như thế này. Thế mà ở nơi chín suối một cái lạnh còn tê buốt hơn đang chờ bạn, cái lạnh Vĩnh hằng.
Anh ta ngừng giây lát và những người có mặt không thể không thán phục tài năng của người diễn viên này.
- Trong chuyến đi xa này tôi có thể tặng bạn cái gì được đây? Chỉ có nỗi buồn biệt ly khôn xiết của tôi, sự kìm nén không cho phép tôi nói: tuyệt vọng, còn biểu tượng cho thứ gần gũi tôi nhất, cái mũ đội đầu tôi. Phải, tôi xin tặng Bạn, tôi từ bỏ nó vì Bạn. Bởi lẽ ở đó, nơi bạn sắp đến, Bạn sẽ còn lạnh hơn chúng tôi ở nơi đây lúc này. Mong rằng dưới cõi âm chiếc mũ của tôi sẽ phục vụ bạn đắc lực như nó đã từng phục vụ tôi trên cõi trần.
Tiếng rì rầm thán phục nổi lên.
- Song, lạy trời! - chỗ này người diễn viên ôm đầu. - ... Tôi làm như vậy có phải không? Bạn từng nổi danh là người cực kỳ khiêm tốn, sự khách sáo và mọi cái hình thức bên ngoài đều xa lạ với Bạn, mà cái mũ này làm bằng da cáo vùng Xibêri, hầu như còn mới nguyên, giá những hai ngàn năm trăm zlôty. Phải chăng thay vì cung phụng cho Bạn, điều thể hiện tấm lòng thành của tôi, tôi không làm phiền lòng bạn vì sự phung phí của trần gian, sự xa hoa của thời nay, sự hào nhoáng đáng thương mà bạn đã luôn luôn chán ghét trên cõi trần và cũng sẽ không thích hợp dưới cõi âm? Cho nên, tôi bắt đầu thấy phân vân về giá trị của hành động của tôi, dẫu rằng tôi đã làm việc đó với niềm tin sâu sắc nhất.
Đám đông nín thở. Còn người diễn viên ra hiệu cho người thợ đào huyệt lấy chiếc mũ dưới huyệt lên đưa cho anh ta. Khi người thợ đào huyệt này làm theo yêu cầu, người nghệ sĩ cầm lấy chiếc mũ cát két cũ nát của anh ta, tay nâng chiếc mũ bên trên huyệt, ngừng một lát đoạn kết thúc:
- Xin Bạn hãy nhận thứ Bạn khả dĩ chọn, nếu như bạn có thể chọn!
Sau đó anh ta thả chiếc mũ cát két xuống huyệt bằng một cử chỉ hết mực thành tâm, được tính toán hết mực chính xác về thời gian và không gian, đến độ tiếng vỗ tay vang lên. Người diễn viên cúi khom người về phía mộ, nhưng chỉ một phần tư vòng quay. Ai cũng biết không được cúi chào quay mông vào mọi người.
Chẳng biết sau đó người nghệ sĩ có đền cho người thợ đào huyệt đồng nào về chiếc mũ cát két nọ. Một số người bảo rằng, anh ta chỉ bắt tay người thợ đào huyệt, khi người này không dám len qua đám đông người hâm mộ nghệ sĩ để đến đòi tiền. Có điều, một nghệ sĩ thực thụ thì không phải trả tiền, mà anh ta đúng là một nghệ sĩ thực thụ.
Chúng tôi được cấp một khoản kinh phí để dựng tượng đại thi hào Adam Mickiewicz (Đại thi hào Ba Lan). Song vì có nhiều nhu cầu nên chúng tôi đã mượn tạm khoản tiền này để chi cho các việc khác. Thi hào vốn yêu quý dân tộc mình, cho nên chắc ông không phản đối.
Tuy nhiên, sắp đến thời hạn khánh thành tượng với sự hiện diện của lãnh đạo cấp cao của địa phương. Chúng tôi bèn triệu tập một cuộc họp.
- Thưa các quý vị! - Giám đốc khai mào - Tình hình gay. Thi hào có nhiều cống hiến, tiền đã được cấp, tượng đài không. Làm sao bây giờ?
Vấn đề quả là gay go. Bệ tượng thì dễ, chỉ cần một tảng đá to đặt lên vạt cỏ là xong. Nhưng hình người thì lấy đâu? Lại phải làm bằng đồng đỏ, móc đâu ra ngần ấy tiền. Còn phải thuê nghệ sĩ đúc tượng nữa chứ, khoản này cũng ngốn ối bạc.
Trong thị trấn của chúng tôi có một ông về hưu. Chúng tôi bèn đến gặp ông ta và đề nghị:
- Ông sẽ đứng trên bệ đá trong tư thế tượng đài và đóng vai Mickiewicz. Vinh dự cho ông mà lại được trả thù lao. Chỉ có điều, tuyệt nhiên ông không được nhúc nhích, dù chỉ là một milimét, không được nghiêng ngả, ngay cả gãi ngứa cũng không. Ông nghỉ hưu, ối thời gian, công việc nhẹ nhàng, ngoài trời, thoáng đãng, còn khoản thù lao ông sẽ được nhận cũng tốt cho ông
- Thế liệu tôi nằm có được không? - ông già nói. - Chân tôi hồi này yếu lắm.
- Ông muốn hơi nhiều đó. Trường hợp này là may cho ông, vì không phải là tượng Nữ thần chiến thắng. Nếu là Nữ thần chiến thắng thì ông phải đóng vai một phụ nữ, hở ngực, vác thanh kiếm nặng chịch, to đùng.
Lễ khánh thành diễn ra suôn sẻ. Trước mắt những người dự lễ, thi hào hiện hữu như còn sống. Ngài vận y phục đuôi dài, sách cắp nách, một tay cầm bút lông, tay kia chỉ về phía xa. Đầu đội vòng nguyệt quế.
- Đẹp, - đại diện chính quyền khen. - Rất thực. Phải cái nét mặt nom có vẻ không thông minh.
Một thời gian sau mọi chuyện đều tốt đẹp. Mỗi ngày tám tiếng ông già đứng trên tảng đá theo đúng yêu cầu, lúc nào đau chân thì lão sang ngồi bên quán rượu đối diện và đợi tín hiệu khi có đoàn tham quan hoặc khách đến xem. Khi đó ông già bò trở lại và đứng trên bệ tượng, có khi đầu lão hơi lắc lư, khách tham quan cứ nghĩ đó là tại gió. Mỗi năm lão được bốn tuần nghỉ phép. Lúc đó chúng tôi treo lên bệ tượng tấm biển đề “Tượng đang sửa chữa”.
Nhưng rồi ông già bắt đầu yêu sách.
- Trong hợp đồng không nói gì đến khoản chim bồ câu, còn bây giờ chim bồ câu thường vô lễ đối với tôi. Tôi yêu cầu tăng thù lao.
Lão được chiều theo ý, nhưng ngần ấy với lão vẫn chưa đủ.
- Họ viết cả lên người tôi, - lão nói, - viết bằng bút chì hoặc bút bi thì không đến nỗi nào. Đằng này hôm qua có một thằng cha dùng đinh sắt nhọn viết lên người tôi: “Tôi đã đến đây. Zbyszek”.
Chúng tôi đành thêm cho lão một ít tiền, nhưng ngay cả như vậy cũng không xong. Đòi hỏi mỗi ngày càng tăng.
- Là Mickiewicz, - lão nói, - thì tôi phải được đi Paris để nghiền ngẫm nét nhớ cố hương hiện trên mặt. Độ hai tuần là đủ.
Sang Paris thì quá lực của chúng tôi, rút cuộc chúng tôi đã gửi lão đi Matxcơva. Lão tha hồ mà nhớ.
Lạc đà
Tôi đọc báo và hay rằng, người Ảrập sống trên sa mạc, di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng lạc đà. Và rằng, sa mạc rộng mênh mông, cho nên nếu không có lạc đà thì không thể tưởng tượng nổi, người Ảrập sống ra sao.
Tôi mà có một con lạc đà thì tôi ắt bán ngay cho người Ảrập. Tôi đang cần tiền, lạc đà đối với tôi chẳng để làm gì, nhưng lại hữu dụng đối với người Ảrập, lạc đà ở với người Ảrập thì dễ chịu hơn ở với tôi, vì cảm thấy mình có giá. Có điều tôi không có lạc đà.
Tôi mà có thì tôi đã nhìn thấy nó, vì nó to. Tôi chỉ có ba con gà và một con bò.
Hay là lạc đà đang lẩn lút ở đâu đó? Con người luôn nuôi hy vọng, cho dù không phải lúc nào cũng có lạc đà. Nếu nó lẩn lút thì tôi dễ tìm thấy thôi, vì nó có cái bứu lồi lên, tức thị có dấu hiệu đặc biệt.
Tôi ra chuồng gà để xem kĩ mấy con gà.
Không, không con nào, trước hết là vì chúng quá nhỏ, kế nữa là chúng không gù.
Tôi vào chuồng bò để dò xét con bò. Nó rống to, vì tưởng rằng rốt cuộc tôi mang cho nó cái ăn, nhưng tôi đâu có nghĩ đến chuyện cho bò ăn, vì đang bận bịu với chuyện lạc đà. Bò thì to thật đó, song cũng không bị gù. Để cho cẩn thận tôi sờ mó khắp thân con bò. Không hề có vết tích của bướu lạc đà.
Ra khỏi chuồng bò, tôi ra ngồi trên thân cây đổ, nghĩ suy. Bò thì vẫn là bò, gà thì vẫn là gà, nhưng liệu mình có thể cải tạo chúng thành lạc đà được không nhỉ? Bò chắc là được. Nó to, chỉ còn thiếu mỗi cái bứu.
Người ta bị gù là vì sao nhỉ? Là do ngồi đọc không đúng tư thế. Tôi đứng dậy, đi mua một tờ báo và quẳng vào chuồng cho bò. Không phải vào máng cỏ, mà là xuống dưới máng cỏ, với chủ định để cho nó bị gù.
Tôi quay vào nhà và viết một bức thư cho người Ảrập. Trước tiên bằng tiếng Ba Lan.
"Ông Ảrập thân mến, tôi có một con lạc đà đẹp. Ông mà mua thì ông sẽ không phải tiếc. Đề nghị cho tiền đặt cọc”.
Sau đó tôi dịch bức thư này sang tiếng Ảrập. Như ta đã biết, người Ảrập viết và đọc không phải từ trái sang phải, mà từ phải sang trái. Bản dịch bức thư của tôi như sau:
“Cọc đặt tiền cho nghị đề. Tiếc phải không sẽ ông thì mua mà ông. Đẹp đà lạc con một có tôi, mến thân rập Ả Ông”.
Tôi không biết địa chỉ, cho nên tôi quay ra chuồng bò lấy tờ báo, có thể trong báo có địa chỉ của người Ảrập. Nhưng lúc này con bò đã ăn mất tờ báo, vì nó đói quá. Thế là tôi không gửi lá thư đi được, còn con bò hôm sau lăn đùng ra chết, vì bị ngộ độc tờ báo.
Tất cả chỉ tại lạc đà.
Diễn viên
Đám tang người diễn viên nổi tiếng diễn ra giữa mùa đông. Bão tuyết quất mạnh vào đầu để trần của những người dự lễ mai táng. Đám đông đứng quanh huyệt chưa lấp nghe điếu văn, họ phải ráng chịu, đợi giây phút khi các bài phát biểu hoàn tất, mỗi người sẽ thả một nắm đất xuống huyệt và rồi lại có thể đội mũ.
Lúc này chiếc mũ lông của một thân hữu của người quá cố, cũng là một diễn viên nổi tiếng, tuột khỏi tay anh ta và rơi xuống huyệt.
Tất cả mọi người đều nhìn thấy, nhưng không một ai để lộ là mình đích mục sở thị. Ai cũng hiểu rằng, người diễn viên kia lúc này thật là khó xử.
Bò xuống huyệt để lấy mũ chăng, không tiện. Để mũ nằm dưới đó chăng, có hoạ là đồ ngu. Chẳng những vì thế nào rồi cũng sẽ bị cảm lạnh, chẳng những vì sẽ phí mất chiếc mũ, mà cứ cho là như vậy đi. Cái chính là vì khi về đến nhà đầu óc cứ bị ám ảnh, mình đang ở đây, còn mũ mình lại ở chỗ ấy, ở dưới mộ, cho dù là mộ người khác, rằng mũ mình nó đã đi trước mình và đang đợi mình dưới đó, thậm chí có khi nó sẽ gọi mình xuống - ôi, khủng khiếp quá.
Mọi người nhìn với vẻ ái ngại, anh ta làm gì bây giờ đây. Nhưng người diễn viên tỏ ra không hề nản lòng, còn khi đến lượt mình anh ta phát biểu như thế này:
- Hỡi Người bạn quý mến và muôn năm thương tiếc của tôi ơi! Bạn từ giã chúng tôi vào ngày lạnh buốt như thế này. Thế mà ở nơi chín suối một cái lạnh còn tê buốt hơn đang chờ bạn, cái lạnh Vĩnh hằng.
Anh ta ngừng giây lát và những người có mặt không thể không thán phục tài năng của người diễn viên này.
- Trong chuyến đi xa này tôi có thể tặng bạn cái gì được đây? Chỉ có nỗi buồn biệt ly khôn xiết của tôi, sự kìm nén không cho phép tôi nói: tuyệt vọng, còn biểu tượng cho thứ gần gũi tôi nhất, cái mũ đội đầu tôi. Phải, tôi xin tặng Bạn, tôi từ bỏ nó vì Bạn. Bởi lẽ ở đó, nơi bạn sắp đến, Bạn sẽ còn lạnh hơn chúng tôi ở nơi đây lúc này. Mong rằng dưới cõi âm chiếc mũ của tôi sẽ phục vụ bạn đắc lực như nó đã từng phục vụ tôi trên cõi trần.
Tiếng rì rầm thán phục nổi lên.
- Song, lạy trời! - chỗ này người diễn viên ôm đầu. - ... Tôi làm như vậy có phải không? Bạn từng nổi danh là người cực kỳ khiêm tốn, sự khách sáo và mọi cái hình thức bên ngoài đều xa lạ với Bạn, mà cái mũ này làm bằng da cáo vùng Xibêri, hầu như còn mới nguyên, giá những hai ngàn năm trăm zlôty. Phải chăng thay vì cung phụng cho Bạn, điều thể hiện tấm lòng thành của tôi, tôi không làm phiền lòng bạn vì sự phung phí của trần gian, sự xa hoa của thời nay, sự hào nhoáng đáng thương mà bạn đã luôn luôn chán ghét trên cõi trần và cũng sẽ không thích hợp dưới cõi âm? Cho nên, tôi bắt đầu thấy phân vân về giá trị của hành động của tôi, dẫu rằng tôi đã làm việc đó với niềm tin sâu sắc nhất.
Đám đông nín thở. Còn người diễn viên ra hiệu cho người thợ đào huyệt lấy chiếc mũ dưới huyệt lên đưa cho anh ta. Khi người thợ đào huyệt này làm theo yêu cầu, người nghệ sĩ cầm lấy chiếc mũ cát két cũ nát của anh ta, tay nâng chiếc mũ bên trên huyệt, ngừng một lát đoạn kết thúc:
- Xin Bạn hãy nhận thứ Bạn khả dĩ chọn, nếu như bạn có thể chọn!
Sau đó anh ta thả chiếc mũ cát két xuống huyệt bằng một cử chỉ hết mực thành tâm, được tính toán hết mực chính xác về thời gian và không gian, đến độ tiếng vỗ tay vang lên. Người diễn viên cúi khom người về phía mộ, nhưng chỉ một phần tư vòng quay. Ai cũng biết không được cúi chào quay mông vào mọi người.
Chẳng biết sau đó người nghệ sĩ có đền cho người thợ đào huyệt đồng nào về chiếc mũ cát két nọ. Một số người bảo rằng, anh ta chỉ bắt tay người thợ đào huyệt, khi người này không dám len qua đám đông người hâm mộ nghệ sĩ để đến đòi tiền. Có điều, một nghệ sĩ thực thụ thì không phải trả tiền, mà anh ta đúng là một nghệ sĩ thực thụ.
Slawomir Mrozek
Lê Bá Thự dịch
Slawomir Mrozek sinh ngày 26/6/1930, là nhà văn, kịch tác gia và họa sĩ tranh biếm họa nổi tiếng của Ba Lan. Những tác phẩm giầu tính bi hài của ông thường nêu lên vấn đề quan hệ của cá nhân với tập thể, những truyện trào phúng phê phán thói hư tật xấu là nhằm phản bác lối tư duy thấp kém, những nghịch lý của đời thường và phương cách giáo dục thô thiển. Các kịch phẩm của S. Mrozek nặng về đạo lý và triết lý răn đời. Trong những sáng tác hồi những năm 1970 của mình tác giả chú ý nhiều đến thế giới nội tâm của nhân vật, để đi tới khẳng định một điều là, chẳng thể hiểu hết được, chẳng thể nắm bắt hết được tâm lý của con người.
Một nghệ sĩ đã dành thời gian cắt tỉa từng mẩu giấy nhỏ để tạo thành những mô hình độc đáo bên trong lõi cuộn giấy vệ sinh.
Nghệ sĩ Anastassia Elias, 33 tuổi, đến từ Paris, Pháp đã tỉ mỉ cắt thủ công các lõi cuộn giấy vệ sinh thành những hình ảnh độc đáo như những đứa trẻ, người phụ nữ đang phơi quần áo, một lớp học, khu chợ ...
Anh cho biết: “Nguồn cảm hứng của tôi xuất phát từ con người, những cảnh tượng quan sát được. Lõi của những cuộn giấy vệ sinh đem lại cho tôi nhiều cảm hứng, chúng gợi cho tôi nhớ lại về những chiếc thuyển nhỏ bên trong một chiếc lọ”.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật này được bán với giá khoảng 90 bảng Anh. Chúng sẽ trở nên sống động hơn khi chiếu ánh sáng xuyên qua ống cuộn giấy.
“Tôi phải mất vài giờ để tạo ra một tác phẩm làm từ lõi giấy. Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Tôi sử dụng một chiếc nhíp nhỏ và một loại giấy có cùng tông để tạo nên các hoa văn”, Elias cho biết thêm.
Nghệ sĩ Anastassia Elias, 33 tuổi, đến từ Paris, Pháp đã tỉ mỉ cắt thủ công các lõi cuộn giấy vệ sinh thành những hình ảnh độc đáo như những đứa trẻ, người phụ nữ đang phơi quần áo, một lớp học, khu chợ ...
Anh cho biết: “Nguồn cảm hứng của tôi xuất phát từ con người, những cảnh tượng quan sát được. Lõi của những cuộn giấy vệ sinh đem lại cho tôi nhiều cảm hứng, chúng gợi cho tôi nhớ lại về những chiếc thuyển nhỏ bên trong một chiếc lọ”.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật này được bán với giá khoảng 90 bảng Anh. Chúng sẽ trở nên sống động hơn khi chiếu ánh sáng xuyên qua ống cuộn giấy.
“Tôi phải mất vài giờ để tạo ra một tác phẩm làm từ lõi giấy. Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Tôi sử dụng một chiếc nhíp nhỏ và một loại giấy có cùng tông để tạo nên các hoa văn”, Elias cho biết thêm.
DK
Theo DM
Với sự sáng tạo vô tận và ngòi bút vẽ khác thường, họa sĩ Craig Tracy tạo nên những tác phẩm body art kỳ thú, khiến người xem không khỏi sửng sốt và tin được rằng cơ thể người có thể làm tranh vẽ cho những hình ảnh sống động như vậy.
Sinh ra và lớn lên ở New Orleans, Los Angeles, Mỹ, Craig Tracy, 42 tuổi, nổi tiếng với những tác phẩm body art kỳ lạ và đánh lừa thị giác. Một số tác phẩm của anh chỉ vẽ trên cơ thể người mẫu trong khi số khác sử dụng phông nền phía sau để tạo chiều sâu. Mỗi tác phẩm thường được làm trong vòng một ngày và có thể gây kiệt sức cả nghệ sĩ và người mẫu, thường là những tình nguyện viên.
Dưới đây là những tranh vẽ độc đáo và khác lạ của Craig Tracy, ảnh trên Oddee:
Hoài Vũ
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách: -Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
-Anh là người tàn tật?
-Vâng, tôi là người tàn tật.
-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
-Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em
Cô soát vé cười gằn:
-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
- Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười.
Vũ Công Hoan dịch
Úc Thanh (Trung Quốc)
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
-Anh là người tàn tật?
-Vâng, tôi là người tàn tật.
-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
-Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em
Cô soát vé cười gằn:
-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
- Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười.
Vũ Công Hoan dịch
Úc Thanh (Trung Quốc)
Cậu bé có thể nhịn ăn sáng để la cà trong các quán điện tử. Chàng trai nhịn ăn sáng, cà phê để mua quà tặng bạn gái, thậm chí đi vay tiền để giành được quyền chủ chi trên bàn tiệc.
Cậu bé mang về nhà những điểm mười, thành tích để nhận được lời khen từ bố mẹ. Chàng trai mang về nhà lương, tiền thưởng để lấy được nụ cười từ vợ.
Cậu bé ra tay đánh đuổi mấy tên nghịch tặc đang trêu chọc cô bé là đã được mọi người công nhận có bản lĩnh. Trong khi đó, một chàng trai muốn sở hữu cụm từ bản lĩnh thì phức tạp hơn nhiều.
Cậu bé ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành là đã đạt yêu cầu. Chàng trai muốn đạt được điều đó thì hãy bổ sung thêm mức thu nhập của mình.
Cậu bé chỉ cần bứt một bông hoa trong vườn để tặng cô bé hàng xóm. Chàng trai bối rối trước của hàng mỹ phẩm hay đắn đo khi đưa ra quyết định đặt tour du lịch nhân ngày lễ của hai người.
Ước mơ của cậu bé là trở thành nhà du hành vũ trụ. Ước mơ của chàng trai là có một một khoản tiền đủ để bay lên vũ trụ (cho dù chẳng bao giờ quan tâm vũ trụ nằm ở đâu ).
Cậu bé sẽ bỏ rơi cô bé hàng xóm để chạy theo một cô bé khác xinh xắn hơn. Chàng trai cũng sẽ chạy theo một cô gái hấp dẫn hơn, nhưng vẫn giữ lại cô gái ban đầu .
Cậu bé khi mắc lỗi thì lo lắng nghĩ đén hình phạt của người lớn. Chàng trai khi phạm lỗi cũng vô cùng lo lắng nghĩ ra cách giấu kín tội lỗi của mình.
Cậu bé thích thú ngắm nhìn mẹ pha sữa cho em bé. Chàng trai sẽ tự tay pha sữa cho con và tự hỏi: “Vì sao mình phải thường xuyên làm công việc này nhỉ?”.
Nếu bị cô bé hàng xóm từ chối, cậu bé buồn lắm, rồi lãng quên nỗi buồn trong trò chơi điện tử. Nếu bị cô gái trong mộng chối từ, chàng trai sẽ cực kỳ đau khổ, dọa nàng là sẽ “ở giá” suốt đời. Và cuối cùng đành tìm sự khuây khỏa bên cạnh một cô gái khác.
Cậu bé mang về nhà những điểm mười, thành tích để nhận được lời khen từ bố mẹ. Chàng trai mang về nhà lương, tiền thưởng để lấy được nụ cười từ vợ.
Cậu bé ra tay đánh đuổi mấy tên nghịch tặc đang trêu chọc cô bé là đã được mọi người công nhận có bản lĩnh. Trong khi đó, một chàng trai muốn sở hữu cụm từ bản lĩnh thì phức tạp hơn nhiều.
Cậu bé ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành là đã đạt yêu cầu. Chàng trai muốn đạt được điều đó thì hãy bổ sung thêm mức thu nhập của mình.
Cậu bé chỉ cần bứt một bông hoa trong vườn để tặng cô bé hàng xóm. Chàng trai bối rối trước của hàng mỹ phẩm hay đắn đo khi đưa ra quyết định đặt tour du lịch nhân ngày lễ của hai người.
Ước mơ của cậu bé là trở thành nhà du hành vũ trụ. Ước mơ của chàng trai là có một một khoản tiền đủ để bay lên vũ trụ (cho dù chẳng bao giờ quan tâm vũ trụ nằm ở đâu ).
Cậu bé sẽ bỏ rơi cô bé hàng xóm để chạy theo một cô bé khác xinh xắn hơn. Chàng trai cũng sẽ chạy theo một cô gái hấp dẫn hơn, nhưng vẫn giữ lại cô gái ban đầu .
Cậu bé khi mắc lỗi thì lo lắng nghĩ đén hình phạt của người lớn. Chàng trai khi phạm lỗi cũng vô cùng lo lắng nghĩ ra cách giấu kín tội lỗi của mình.
Cậu bé thích thú ngắm nhìn mẹ pha sữa cho em bé. Chàng trai sẽ tự tay pha sữa cho con và tự hỏi: “Vì sao mình phải thường xuyên làm công việc này nhỉ?”.
Nếu bị cô bé hàng xóm từ chối, cậu bé buồn lắm, rồi lãng quên nỗi buồn trong trò chơi điện tử. Nếu bị cô gái trong mộng chối từ, chàng trai sẽ cực kỳ đau khổ, dọa nàng là sẽ “ở giá” suốt đời. Và cuối cùng đành tìm sự khuây khỏa bên cạnh một cô gái khác.
(St)
Trong khu rừng kia có một con khỉ rất hạnh phúc. Nó tìm ăn những trái cây ngọt lịm khi đói và nằm nghỉ ngơi khi mệt. Một ngày, con khỉ đang lang thang bìa rừng thì thấy một ngôi nhà…
Trong ngôi nhà nhỏ bé đó, nó thấy một cái bát to đựng toàn táo, những quả táo tuyệt đẹp. Con khỉ liền trộm lấy một quả và chạy thật nhanh trở lại khu rừng.
Khi đã chạy thật xa, khỉ dừng lại đưa quả táo lên mũi ngửi nhưng chẳng thấy có mùi gì. Nó cố gắng ăn nhưng quả táo cứng ngắc đến mức đau cả răng. Thực ra quả táo này được làm bằng gỗ nhưng rất đẹp và trông như thật. Những con khỉ khác nhìn thấy quả táo cũng thèm được ăn. Con khỉ nọ thấy thế càng giữ chặt quả táo.
Có được quả táo đẹp, con khỉ rất tự hào và hãnh diện. Nó lang thang suốt trong rừng để khoe tài sản quý giá của mình. Quả táo lấp lánh ánh đỏ dưới nắng mặt trời dường như càng hoàn hảo hơn bao giờ hết. Và con khỉ càng ôm khư khư quả táo hơn, mặc dù cơn đói cồn cào trong bụng thúc giục nó đi kiếm cái ăn.
Những trái cây ngọt lịm hương rừng thôi thúc con khỉ, nhưng nó vẫn không chịu buông quả táo trong tay - nó sợ có kẻ nào khác đang rình mò sẽ lấy trộm mất. Thực sự, trong tâm trí con khỉ rất mệt mỏi, nó không thể thư giãn và dành lấy vài phút nghỉ ngơi cho mình. Nó vẫn đang cố gắng bảo vệ quả táo.
Con khỉ vẫn tự hào vì tài sản vô giá này nhưng bắt đầu cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Nó tiếp tục đi dọc theo con đường mòn trong rừng, càng ngày càng cảm thấy quả táo nặng hơn. Thực ra bởi nó đang mệt mỏi, đói và kiệt sức. Nó không thể trèo lên cây để hái quả vì tay vẫn còn bận giữ quả táo. Điều gì sẽ xảy ra nếu nó tiếp tục ôm quả táo như vậy? Hay nó sẽ buông tay ra?
Mùi thơm của trái cây trước mặt toả hương thơm ngát, những quả chín đỏ mọng như trêu ngươi. Đắn đo một lúc, con khỉ quyết định buông quả táo bằng gỗ. Nó trèo lên cây hái quả ăn, lại cảm thấy hạnh phúc trở lại.
Đôi khi chúng ta cố gắng giữ chặt những giá trị tưởng chừng rất lớn mà không dám cho đi, rốt cuộc chỉ nhận lại sự mệt mỏi đến kiệt sức. Hãy biết cho đi và bạn sẽ được nhận lại nhiều hơn thế. Đó mới là hạnh phúc của cuộc sống.
Minh Anh
Theo Ezsoftech
Bạn muốn làm anh hùng ư, thật đơn giản, để tớ bày cách giúp bạn
1. Hãy đổi lại tên thành Hùng và nhờ bố mẹ đẻ thêm em bé
2. Nếu biện pháp trên không khả thi thì hãy chuẩn bị 1 ảnh chân dung của bạn và vào trang này:
http://en.tackfilm.se/
Upload ảnh của bạn lên theo hướng dẫn và ngồi chờ kết quả, khoảng ít phút sau coi đoạn video bạn sẽ thấy được cả thế giới hâm mộ và biết ơn bạn tới mức nào
Đây là đoạn video tớ trở thành người hùng, AQ thật là sung sướng
1. Hãy đổi lại tên thành Hùng và nhờ bố mẹ đẻ thêm em bé
2. Nếu biện pháp trên không khả thi thì hãy chuẩn bị 1 ảnh chân dung của bạn và vào trang này:
http://en.tackfilm.se/
Upload ảnh của bạn lên theo hướng dẫn và ngồi chờ kết quả, khoảng ít phút sau coi đoạn video bạn sẽ thấy được cả thế giới hâm mộ và biết ơn bạn tới mức nào
Đây là đoạn video tớ trở thành người hùng, AQ thật là sung sướng