"Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này"


Phóng viên: Thưa anh Bò, có việc gì mà nom anh buồn thế?

Bò: Nhà báo ạ, Bò tuy là một con vật nổi tiếng vô tư, nhưng thực ra tâm trạng trầm ngâm là tâm trạng chủ yếu của Bò. Và từ trầm ngâm tới buồn chỉ là một bước rất ngắn. Có lẽ cho tới phút này, chỉ có trên hộp phômai Bò mới cười mà thôi.

Phóng viên: À, tôi biết. Phômai là một món ăn ngoại.

Bò: Tôi cũng đang suy nghĩ về ngoại đấy, anh ạ.

Phóng viên: Vì sao anh suy nghĩ?

Bò: Vì sau thất bại vừa rồi của đội tuyển bóng đá Việt Nam, lại rộ lên một số ý kiến nói rằng ta cần đưa vào những cầu thủ ngoại nhập tịch.

Phóng viên: Điều ấy nghe ra cũng có lý.

Bò: Thậm chí có cả tình. Vì về mặt luật pháp, những cầu thủ ngoại nhập tịch đều đã là công dân Việt Nam, có quyền bình đẳng với mọi công dân khác và không ai được phép nghi ngờ tình cảm của họ được khát khao cống hiến cho quê hương mới.

Phóng viên: Vâng.

Bò: Nhưng chúng ta hãy bình tĩnh, xem ngoài lý và tình ra, trên đời còn gì khác nữa không?

Phóng viên: À, đối với dân mê bóng đá, có lẽ còn kết quả trận đấu.

Bò: Tôi biết. Khi thua một trận đấu trên sân người ta muốn phục thù. Nhưng bóng đá có phải là một môn thể thao toàn diễn ra trên sân hay không? Tôi e rằng không phải vậy. Bóng đá là thể thao, và mục đích cuối cùng của thể thao chân chính là phát động một sự rèn luyện trong toàn xã hội.

Phóng viên: Chứ không phải kết quả những trận đấu và số lượng những tấm huân chương?

Bò: Đúng thế. Có nhiều nhà phân tích đã chứng minh rằng dù Trung Quốc có đạt được bao nhiêu huy chương ở Thế vận hội hay Á vận hội, thì họ cũng còn lâu mới là một cường quốc thể thao. Xét theo số lượng sân tập, mức độ quảng bá và số lượng dân chúng tham gia luyện tập.

Phóng viên: Nghĩa là theo anh, một nền bóng đá của một quốc gia có thể vẫn chưa phát triển dù đội tuyển của họ chiến thắng?

Bò: Hình như thế đấy. Nếu nhìn về phương diện xã hội thì số lượng bàn thắng không phải là cái đích, hay nói chính xác hơn, không phải là cái đích duy nhất hoặc to nhất.

Phóng viên: Ý anh là gì?

Bò: Ý tôi là nếu ta gọi nhiều cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển quốc gia (và quá trình nhập tịch này, nói thẳng ra, cũng có vài vấn đề) ta có thể làm tăng sức mạnh của đội tuyển, nhưng sẽ làm yếu đi niềm tin và lòng tự hào.

Phóng viên: Có thể anh đúng.

Bò: Ngay cả ở Philippines và Indonesia, hai quốc gia có thành tích nổi bật trong giải đấu vừa qua, đằng sau cơn ngây ngất chiến thắng, cũng có nhiều cái đầu tỉnh táo không vui vì thấy sự lấn át của các cầu thủ nhập tịch.

Phóng viên: Tôi biết. Ví dụ như tất cả các bàn thắng quan trọng của Indonesia đều do một cầu thủ không có dòng máu Indonesia ghi.

Bò: Khán giả khát khao chiến thắng, nhưng nếu chiến thắng của Việt Nam do một cầu thủ gốc Phi hay gốc Nam Mỹ làm nên thì niềm vui có trọn vẹn không?

Phóng viên: Chắc là không?

Bò: Sự xuất sắc của "ngoại binh" sẽ làm cho những "nội binh" có cảm giác mất tự tin, mất niềm khao khát vươn lên, theo tôi đó là hiện thực. Tại sao Thái Lan không nghĩ tới cầu thủ nhập tịch? Vì cho đến phút này, tôi đoán họ vẫn còn tin ở sức mình. Họ sẵn sàng thua một giải, chứ kiên quyết không thua trong xu hướng phát triển. Tôi nghĩ là chúng ta cũng nên suy nghĩ về điều ấy. Hiện nay, trên thế giới, số lượng đội tuyển quốc gia có cầu thủ nhập tịch luôn luôn rất ít, mặc dù rất nhiều câu lạc bộ mang tính toàn cầu. Đã vậy, phần lớn cầu thủ nhập tịch đều có một nữa dòng máu của quốc gia mới trong huyết thống chứ không phải hoàn toàn xa lạ.

Phóng viên: Nói tóm lại, trong việc này, anh phản đối hả anh Bò?

Bò: Xin thưa, đúng thế!



Lê Thị Liên Hoan



Phóng viên: Anh Bò này, theo anh, bất hạnh nhất của một con Bò là gì?

Bò: Có lẽ là phải trở thành phở bò trong khi đang có những dự định lớn lao, nhà báo ạ.

Phóng viên: Thế bất hạnh nhất của một con người là gì?

Bò: Có lẽ là phải trở thành một nạn nhân không mong muốn.

Phóng viên: Anh nói cũng đúng, con người chúng tôi có nhiều loại nạn nhân lắm: nào nạn nhân lũ lụt, nào nạn nhân động đất, nào nạn nhân tai nạn giao thông...

Bò: Tôi biết. Những tai nạn ấy tuy rất thảm khốc, nhưng còn hiểu được. Điều tôi thấy kỳ lạ là có những người đột nhiên trở thành nạn nhân của báo chí.

Phóng viên: Nạn nhân báo chí? Ví dụ ai?

Bò: Ví dụ như ông Phó tổng giám đốc đài truyền hình.

Phóng viên: À. Vụ ông ấy thì tôi biết.

Bò: Đấy là một nhân vật tôi không quen. Nhưng nghe nói hình như có tài và có cả cá tính.

Phóng viên: Này anh Bò ạ, tài và cá tính, những phẩm chất chả phải lúc nào cũng gây thuận lợi cho nhau.

Bò: Tôi hiểu điều đó. Nhưng để tôi nói tiếp: Ông Phó Tổng giám đốc một ngày đột nhiên từ chức. Một chức vụ mà nếu nhìn bằng mắt thường, ai cũng thấy là "ngon" và bằng lối cư xử thông thường phần lớn người ta không làm như vậy.

Phóng viên: Ừ. Rồi sao nữa?

Bò: Rồi báo chí, nhất là các báo mạng, om lên vì chuyện kia. Họ nói nhiều đến mức khiến ông kia cảm thấy khó xử. Có nhiều lý do để một con người có năng lực bỗng nhiên rời khỏi chức vụ. Và không phải lý do nào anh ấy hoặc chị ấy cũng phải nói ra.

Phóng viên: Đúng vậy.

Bò: Nhiều ý kiến cho ông là anh hùng, nhiều ý kiến cho ông là tấm gương, nhiều ý kiến thì thầm cho rằng ông dại.

Phóng viên: Anh theo ý kiến nào?

Bò: Ý kiến tôi là hãy để người ta được yên, khi hành động người ta có thể đúng, có thể sai. Nhiều lúc đúng với xã hội nhưng sai với chính người ta hay ngược lại. Việc đổ xô vào có quá nhiều bình luận sẽ khiến đối tượng không còn cư xử theo ý mình nữa. Anh bỗng dưng bị một áp lực không hề mong muốn và không hề chuẩn bị áp đặt lên bản thân.

Phóng viên: Bò ạ, trường hợp đó nhiều báo đưa tin với ý định tốt thôi mà.

Bò: Tôi biết sự tốt ấy. Tôi cũng biết có những tờ báo chỉ muốn nhân chuyện từ chức của anh để phát động một phong trào "tự giác từ quan", coi đó là cách cư xử cần khuyến khích. Nhưng quan tâm thái quá, tạo ra một áp lực nặng nề như thế có nên chăng? Sau vụ này, tôi kinh hoàng phát hiện ra rằng "từ chức" không khó bằng "giải thích tại sao từ chức". Tôi tin chắc, những ai định theo tấm gương tốt họ thấy dư luận ầm ĩ như vậy cũng phải…sờn lòng. Cứ yên vị cho xong là hơn.

Phóng viên: Anh Bò này, trong vụ đó đúng là một số phương tiện thông tin đại chúng đã hơi quá. Nhưng suy cho cùng họ không ác ý. Họ chỉ muốn… đề cao một tấm gương.

Bò: Làm báo chân chính, có chiều sâu thì không bao giờ nên xử sự đơn giản như thế. Làm báo mà không nghĩ tới số phận từng con người nhỏ, sẽ chẳng khi nào hoàn thiện cho một đám đông to.

Phóng viên: Phó Tổng giám đốc đài truyền hình không phải là một con người nhỏ!

Bò: Sai! Tại sao cứ nhìn vào chức vụ. Tại sao không thấy đấy như là một người đàn ông nhỏ bé, cũng có yêu, có ghét, có thù, có đúng, có sai, như bao người khác? Chưa kể còn có gia đình. Tôi kiên quyết cho rằng trong việc này một số tờ báo đã không điều chỉnh, họ vội vàng khai thác số phận (vốn không phải bi kịch) của một cá nhân một cách tham lam.

Phóng viên: Anh Bò ạ, nếu như một bác nông dân tuyên bố từ chức thì chả ai nói làm gì. Đây là một vị trí lớn. Làm cao, khi xảy ra điều gì thì phải chịu áp lực cao, đấy cũng là lẽ thông thường thôi mà anh.

Bò: Cái thứ lý lẽ thông thường ấy nên dùng cho… Bò thôi nhà báo ạ. Vì Bò không đi học, và Bò không được giáo dục về tế nhị, về nhân đạo và về sự nhân bản trong việc đưa tin, vốn là những phẩm chất cao quý của một người làm báo lớn. Chừng nào còn vội vã và a dua chạy theo hiện tượng, chừng đó còn khổ nhiều người và nhiều… Bò!



Lê Thị Liên Hoan



Phóng viên: Bò ơi, anh đi đâu về thế?

Bò: Tôi vừa dự buổi ra mắt một bộ phim.

Phóng viên: Lại phim? Sao anh cứ suốt ngày phim?

Bò: Nhà báo thấy như vậy, đáng lẽ phải mừng chứ? Không lẽ suốt ngày tôi đi ra mắt quán bia hay quán rượu thì mới vừa lòng?

Phóng viên: Thôi được. Vậy anh xem phim gì?

Bò: Một bộ phim lịch sử, cổ trang.

Phóng viên: Anh thấy nó khá không?

Bò: Chuyện ấy xin để người xem phán xét. Người xem, có lẽ đấy mới là cái đích cuối cùng của tác phẩm, chứ không phải nhà báo hay các nhà chuyên môn.

Phóng viên: Vâng. Thế các nhà chuyên môn nói gì?

Bò: Tất nhiên là nhiều ý kiến. Nhưng có một ý khen ngợi khiến tôi đồng tình nhưng hơi buồn. Đó là bộ phim ấy thuần Việt".

Phóng viên: A, thuần Việt. Đó là một phẩm chất rất quý.

Bò: Tôi hoàn toàn tin là rất quý. Nhưng tôi cứ nghĩ, đáng ra đó phải là một yếu tố đương nhiên.

Phóng viên: Xin anh nói rõ ý này?

Bò: Khen tác phẩm ấy thuần Việt, nghĩa là đã có những tác phẩm không thuần Việt, đúng không nào?

Phóng viên: Hình như đúng.

Bò: Tôi xin nhắc lại, sự thuần Việt của phim Việt, cũng như thuần Pháp của phim Pháp hay thuần Mỹ của phim Mỹ là những phẩm chất hoàn toàn tự nhiên, tự nó đáng ra phải có. Bởi bất kỳ ai có học thức đôi chút đều biết rằng văn hóa cần đa dạng, và sự đa dạng này dựa trên những bản sắc độc đáo rất mạnh.

Phóng viên: Vâng.

Bò: Không có gì nguy hại cho điện ảnh hơn nếu như tất cả các bộ phim đều có đặc trưng giống nhau. Nói cách khác, việc giữ gìn bản sắc là việc của tất cả các quốc gia, các nền điện ảnh chân chính chứ không phải của riêng chúng ta.

Phóng viên: Vâng.

Bò: Chưa kể do quá trình đấu tranh giành và giữ vững nền độc lập của Việt Nam rất gian khổ, nên việc làm sao cho có một nền văn hóa thuần Việt phải đặc biệt được coi trọng.

Phóng viên: Chính xác.

Bò: Vậy mà không hiểu tại sao, gần đây xuất hiện một số bộ phim lai căng. Người xem lờ mờ cảm thấy một số bộ phim ấy, không Việt Nam từ ý đồ cho tới cách thể hiện.

Phóng viên: Lý do của điều này ở đâu?

Bò: Có rất nhiều. Một là trình độ kém. Hai là bản lĩnh kém. Ba là ý thức dân tộc kém. Bốn là tưởng những sự bắt chước đó hay.

Phóng viên: Anh không nên quá khắt khe, anh Bò. Anh chắc hiểu hôm nay thế giới đang toàn cầu hóa sự giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau trong nghệ thuật rất dễ xảy ra.

Bò: Chẳng những dễ xảy ra, mà tôi nghĩ nó còn nên khuyến khích. Nhưng có một khoảng cách rõ ràng giữa hội nhập và bị thao túng cũng như có khoảng cách rất khác biệt giữa tính hiện đại và tính bị lệ thuộc. Ngay cả khi văn hóa nước ngoài có nhiều những phẩm chất tốt (và chắc chắn như vậy) thì nhiệm vụ của một nghệ sĩ chân chính vẫn là tìm ra và xây dựng những giá trị của riêng dân tộc mình chứ không phải chỉ chạy theo họ. Tôi hoàn toàn tin chắc về vấn đề này.

Phóng viên: Tôi cũng đồng ý với anh.

Bò: Quay lại bộ phim tôi vừa xem. Tại sao người ta có cảm giác nó "thuần Việt"? Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi một nguyên nhân quan trọng là người xem đã đối chiếu với những cảm giác khác khi xem những bộ phim khác. Và những bộ phim kia đã không "thuần" ở nhiều mức độ. Nếu trao giải "thuần Việt" cho phim ấy chắc cũng xứng đáng. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao phải có giải này, và ai là kẻ phải chịu trách nhiệm khi tính "Việt" được chuyển từ hiển nhiên đến… cần khen?


Lê Thị Liên Hoan








Phóng viên: Anh Bò ơi, anh làm gì mà nhe răng ra thế?
Bò: Tôi bật cười.
Phóng viên: Cười là tốt lắm anh Bò ạ. Ví dụ như con người, rất cần cười.
Bò: Thế người thường xuyên cười gì?
Phóng viên: À, phần lớn họ cười các con vật khác.
Bò: Sao họ không cười lẫn nhau nhỉ?
Phóng viên: Chắc họ không tìm ra lý do.
Bò: Vô lý. Như vậy họ không đọc báo rồi. Vừa qua, tôi đọc một tờ báo lớn, có một bài phê bình một bộ phim cổ trang khá lớn, khiến tôi buồn cười quá.
Phóng viên: Tại sao thế?
Bò: Tại bài báo được chia làm ba phần: Phần đầu khen ngợi cái tâm của người đạo diễn làm phim, cứ như ông ấy là một hòa thượng của nghệ thuật. Hai phần còn lại, tác giả chê bộ phim rất dở. Tính cách nhân vật không rõ, câu chuyện không có kịch tính, quá nhiều chi tiết dài dòng. Tóm lại là bộ phim đó không hay.
Phóng viên: Thôi anh Bò ơi, anh đừng buồn. Phim không hay hiện nay phổ biến mà.
Bò: Tôi không có ý định tranh luận về giá trị của bộ phim ấy. Tôi chỉ muốn có ý kiến về cách phê bình.
Phóng viên: Ý kiến của anh ra sao?
Bò: Cái tâm của tác giả không liên quan gì tới tầm vóc của tác phẩm. Bởi cái tâm không chiếu trên màn ảnh, mà cái tư duy, cái suy nghĩ, cảm thụ… Cho nên nói về nó là thừa, là vớt vát và kỳ quái.
Phóng viên: Kỳ quái sao?
Bò: Một bài phê bình nghệ thuật cần trình bày có tính khoa học. Về khoa học, phần lớn khán giả xem phim không hề biết mặt mũi, tuổi tác cũng như hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xuất thân, có vợ, có con hay đã ly dị của ông đạo diễn. Khán giả chỉ đánh giá nghệ sĩ qua tác phẩm mà thôi. Vậy lôi cái tâm ra để làm gì? Tại sao phải nhấn mạnh phẩm chất này?
Phóng viên: Ừ, tại sao nhỉ?
Bò: Phải chi có nhiều đạo diễn đang là tội phạm hình sự, đang đi buôn lậu hoặc đang tham gia đua xe thì ông đạo diễn này mới cần nhấn mạnh cái tâm. Còn hiện nay, gần như tất cả các đạo diễn đều bình thường, đều có phẩm chất đạo đức ổn định, cái tâm kia có gì nổi bật đâu.
Phóng viên: Quả có vậy. Ông ấy không hiến thân mình cho trẻ em nghèo, cũng không hy sinh cho đồng bào bão lụt.
Bò: Nói một cách khái quát, nếu chỉ xét về cái tâm, thì hầu như toàn thể loài người đều thua xa… Bò. Bò suốt cuộc đời không hại ai, không đả kích ai, không tham nhũng, không nghiện ngập, không trai gái, không sát sinh. Bò chỉ ăn cỏ và cung cấp bơ, sữa cho con người. Nhưng chưa từng có một dòng chữ nào viết về cái tâm, ca ngợi cái tâm của Bò. Vì Bò không làm ra phim, không làm ra nhạc và không viết tiểu thuyết, không đóng vai kịch nào trên sân khấu dù vai tướng cướp hay vai cô gái ngây thơ. Nghĩa là với Bò, người ta không xét tới cái tâm. Tại sao với người lại khác?
Phóng viên: Tại người không phải Bò.
Bò: Không phải ở chỗ nào ?
Phóng viên: Người… có bạn.
Bò: Bạn thì sao?
Phóng viên: Bạn bè thường sợ mất lòng nhau. Tác giả bài báo muốn phê bình bộ phim, nhưng lại sợ ông đạo diễn buồn.
Bò: Buồn cũng là một trạng thái cần thiết mà.
Phóng viên: Chả phải ai cũng nghĩ thế. Không tìm ra cách khen phim, vì quả thực bộ phim ấy quá dở, nhà phê bình đành ghi nhận cái tâm của đạo diễn, để chứng tỏ mình cũng có tình người.
Bò: Theo nhà báo, như vậy, chỉ do không ai có tình… Bò, mà Bò không được ca ngợi ư?
Phóng viên: Chắc vậy.
Bò: Tôi thì có cảm giác tình người ở đây đã bị lạm dụng, hoặc ít ra được đặt không đúng chỗ. Cái lối phê bình cứ lẫn lộn giữa tác giả và tác phẩm thật quá buồn cười. Nó chỉ chứng tỏ nền nghệ thuật của ta không chuyên nghiệp. Tôi xin phát biểu bằng trí tuệ thấp kém của Bò!


Lê Thị Liên Hoan



Phóng viên: Thưa anh, điều anh lo lắng nhất là gì?
Bò: Là làm thế nào để tôi giữ được bản sắc của tôi. Bò phải ra bò, không thể ra trâu hay chó, mèo, gà, vịt…
Phóng viên: Đúng thế. Không ai ăn phở bò nếu như không có mùi đặc trưng.
Bò: Chả riêng phở đâu, bất cứ lĩnh vực gì cũng vậy. Chẳng hạn như Điện ảnh.
Phóng viên: Ối trời, Điện ảnh thì liên quan thế nào đến bò? Hay nói chính xác hơn, đến bản lĩnh giữ gìn bản sắc của bò?
Bò: Dạ thưa, có đấy ạ. Nhà báo biết vừa qua, rất nhiều bộ phim Việt Nam hợp tác sản xuất với Trung Quốc không?
Phóng viên: Biết.
Bò: Tất cả các bộ phim ấy đều là câu chuyện của Việt Nam. Do đó, phần lớn tiền của phim, nếu không muốn nói là tất cả, cũng là tiền Việt Nam. Phía Trung Quốc chỉ góp về kỹ thuật, bối cảnh, đạo cụ mà thôi.
Phóng viên: Đúng vậy.
Bò: Lý thuyết thì thế, nhưng trên thực tế, các ông đạo diễn Việt Nam ngoài hiện trường chả có tiếng nói gì. Ông thì ú ớ vài câu, ông ngồi im thin thít. Để phía đối tác hò hét, chỉ huy, làm tất cả.
Phóng viên: Trời ơi, có chuyện đó nữa sao?
Bò: Có lâu rồi. Có nhiều rồi. Và trong giới Điện ảnh, hầu như không ai không biết "bí mật" này.
Phóng viên: Vậy sao không ai lên tiếng?
Bò: Tôi cũng tự hỏi câu đó? Sao không ai lên tiếng nhỉ? Bò như tôi, mồm còn bận phải nhai lại, chứ người thì sao? A, thì ra cũng có một số người giống bò, có khả năng nhai lại, nhưng không phải nhai lại cỏ, mà là nhai lại văn hóa.
Phóng viên: Tức thật.
Bò: Hiện tượng các đạo diễn bù nhìn rơm quá lộ liễu có thể thấy rất dễ dàng và nếu ta để ý sẽ nhận ra những bộ phim đó không bao giờ do đạo diễn Việt Nam nổi danh đứng tên, bởi nếu có chút "danh" và chút "dự" thì không ai chịu ngồi yên cho kẻ khác lấy tên mình ra kinh doanh cả.
Phóng viên: Nghe chuyện này tôi bực quá. Tôi biết nông dân có bù nhìn giữ dưa ở ngoài đồng, nhưng ai ngờ Điện ảnh cũng có bù nhìn, mặc dù không có… dưa.
Bò: Khôi hài nhất là tôi thấy có ông giám đốc hãng phim còn lên báo chí phét lác, kể rằng Đoàn phim của ông sang Trung Quốc "kiên cường, mạnh mẽ" ra sao. Trong khi thực tế, đạo diễn của ông ngồi im như cục đất. Mà thử hỏi làm sao không ngồi im khi quay phim người Trung Quốc, ánh sáng, hóa trang, phục trang…rất nhiều khâu cũng Trung Quốc luôn.
Nền Điện ảnh chúng ta yếu kém, cần học tập người khác là điều tất nhiên, nhưng đến mức độ để thiên hạ thao túng hết liệu có nên chăng? Đó là chưa kể, đồng tiền ít ỏi của Việt Nam làm sao phải tiêu trên đất Việt Nam, đằng này họ thi nhau "kích cầu" cho thiên hạ. Chả có quốc gia nào dùng ngân sách công như vậy cả.
Phóng viên: Đúng không?
Bò: Đúng. Ví dụ như nước Pháp có tài trợ cho phim Việt thì phần lớn cũng có luật lệ để đồng tiền ấy phải tiêu trên nước Pháp. Tôi rất ngạc nhiên khi ở ta nhà nước cấp ngân sách sau đó các đoàn phim cứ tự do làm gì thì làm.
Phóng viên: Anh ơi, dân gian ta có câu: "Lơ ngơ như bò đội nón".
Bò: Chả cần nón, chỉ cần xem phim tôi đã lơ ngơ rồi.


Lê Thị Liên Hoan


Phóng viên: Thưa anh Bò, anh có thể bàn một chuyện nghiêm túc không?

Bò: Có chứ. Ví dụ như tôi khẳng định trên đời không có gì nghiêm túc bằng sữa bò chẳng hạn.

Phóng viên: Sữa là món ăn cho vào bụng. Còn những món ăn cho tâm hồn thì sao?

Bò: À, thì gần đây xã hội xôn xao về bộ phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long". Xôn xao rất dữ dội, và tôi thấy đã đến lúc phải bàn về nó một cách đàng hoàng.

Phóng viên: Đúng thế.

Bò: Đầu tiên, có ý kiến nói rằng bộ phim này mới trình những đoạn giới thiệu thôi, và không nên căn cứ vào đó vội xét đoán. Tuy là bò nhưng tôi cũng biết là phần giới thiệu phim luôn luôn được lắp ghép bởi những cảnh nhà làm phim ưng ý nhất. Nói tóm lại, là "tinh hoa" của tác phẩm. Cho nên bảo rằng không đủ đại diện cho phim là chưa đúng. Nó hoàn toàn có tư cách này.

Phóng viên: Vâng.

Bò: Có ý kiến khác, nói bộ phim ấy bị thiên hạ "đánh hội đồng". Tôi xin thưa rằng, "đánh hội đồng" không phải là một phẩm chất thường xuyên của giới phê bình Điện ảnh Việt Nam. Phần lớn là ngược lại, "khen hội đồng" hoặc phổ biến nhất là "thờ ơ hội đồng". Cho nên một tác phẩm Điện ảnh dư luận ồn ào phải được coi là tín hiệu tốt chứ không nên phản bác.

Phóng viên: Tiếp theo, thưa anh.

Bò: Có ý kiến cho rằng muốn phát biểu về bộ phim này phải là những nhà chuyên môn. Xin thưa tác phẩm ấy không cất trong viện hàn lâm, muốn vào xem phải có giấy chứng nhận. Tác phẩm định phát trên truyền hình cho quảng đại quần chúng. Vậy chả có lý do gì bắt một bộ phận quần chúng nào đó phải im mồm.

Phóng viên: Ừ nhỉ.

Bò: Thêm một số người nói bộ phim ấy là tấm lòng của nhà sản xuất với thủ đô, cần trân trọng. Nếu như tác phẩm làm ra đem đến rạp chiếu miễn phí thì khác, còn như họ chiếu trên tivi, có thu quảng cáo thì tấm lòng đó cũng nên được đề cao ở một mức độ vừa phải mà thôi.

Phóng viên: Nhất trí.

Bò: Phản ứng chung của những người xem phim ấy là nó giống Trung Quốc. Trung Quốc là một đất nước vĩ đại, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới này cũng rất vĩ đại, và chúng ta cần học tập. Nhưng bất cứ dân tộc nào cũng muốn thể hiện quá trình lịch sử của mình là một quá trình độc lập, cố gắng tránh bị lệ thuộc. Mong mỏi đó rất chính đáng, rất tự nhiên và rất đáng trân trọng.

Phóng viên: Vâng.

Bò: Rõ ràng phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long" đã không làm được điều đó. Nó cho người xem cảm giác (mà trong văn hóa, cảm giác quan trọng vô cùng) là chúng ta quá phụ thuộc vào nước ngoài, quá giống họ. Cảm giác ấy không thể chấp nhận. Chính cha ông chúng ta còn viết trong sử sách "Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác". Vậy bây giờ chúng ta tự hào là hiểu biết hơn, có tinh thần độc lập, giữ gìn bản sắc hơn lại xử sự kém vậy sao?

Phóng viên: Buồn thật!

Bò: Lịch sử Việt Nam, cũng như bất cứ lịch sử quốc gia nào, cũng bao gồm giữ nước và dựng nước. Khán giả có quyền đòi hỏi chính đáng các phim lịch sử phải có điều này, bất kể những chi tiết vụn vặt. Một bộ phim mà tính "hòa đồng" trong trang phục, trong kiến trúc đậm đặc cao như thế thì đã giảm lòng mong mỏi của họ đi rất nhiều. Nhất là trong Điện ảnh, phần "nhìn" quan trọng hơn phần "nghe".

Phóng viên: Chính xác.

Bò: Khán giả Việt Nam xưa nay không hề khó tính. Thậm chí, họ còn dễ dãi, tha thứ thường xuyên. Nên việc họ phản ứng đồng loạt chắc chắn phải có một cái gì đấy nên suy nghĩ chứ không nên coi thường.

Phóng viên: Cũng có nhà nghiên cứu nói rằng phải có cái nhìn ngụ ngôn, ví dụ như vua Trung Hoa mặc áo đó, mà vua Việt Nam cũng dám mặc áo đó là tín hiệu đáng tự hào.

Bò: Ý này không dở. Nhưng đại đa số khán giả lao động không có tính phức tạp ấy. Họ tư duy theo kiểu đơn giản, nhưng họ chiếm tới 80% dân số Việt Nam nên cũng cần lưu ý tới họ một cách đàng hoàng, nhất là trong những vấn đề có tính tự tôn dân tộc. Chớ buộc họ phải "lắc léo" như mình.

Phóng viên: Vâng.

Bò: Nói thẳng ra, tôi tin chắc những người làm phim, và những người cố vấn cho nó, thiếu tính tự tôn này. Đấy là điều quan trọng nhất, còn cảnh nọ cảnh kia, hay câu thoại này, câu thoại khác trong phim không đủ che lấp điều đó. Tôi xin nhắc lại! Điện ảnh là hư cấu. Trong thể loại phim truyện, trình độ cũng như cảm xúc của anh như thế nào, anh sẽ hư cấu như thế đó, đừng đổ lỗi phụ thuộc vào ai.




Lê Thị Liên Hoan




Phóng viên: Thưa anh, nỗi đau khổ nhất của một con bò là gì ?
Bò: Tất nhiên là về trí tuệ. Dân gian có câu: "Dốt như bò". Và câu đó rõ ràng ám ảnh tôi trong suốt cuộc đời.

Phóng viên: Vậy niềm vui mừng nhất của bò là gì, thưa anh?

Bò: Nói thực nhé, là thấy kẻ khác dốt hơn mình.

Phóng viên: Và anh đã thấy chưa?

Bò: Thú thực là thấy rồi.

Phóng viên: Thấy ở đâu ạ?

Bò: Ở điện ảnh. Vừa rồi tôi có xem đoạn phim quảng cáo của một tác phẩm lịch sử.

Phóng viên: A, tác phẩm ấy đang gây ra nhiều tranh cãi.

Bò: Vì chưa được xem toàn bộ phim, nên tôi không dám tranh cãi về nội dung của nó. Nhưng đoạn giới thiệu cho thấy khá rõ về hình thức, và ở thể loại phim cổ trang này, hình thức cũng đôi khi chính là nội dung.

Phóng viên: Vâng. Hình thức của phim lịch sử rất quan trọng. Đặc biệt là phục trang và bối cảnh.

Bò: Và hầu như tất cả những người xem đoạn phim ấy đều kêu lên rằng nó giống như của nước ngoài. Thậm chí giống đến mức gần như sao y.

Phóng viên: Điều này báo chí có nói rồi.

Bò: Và cũng chính qua báo chí, tôi biết rằng một ông họa sĩ nổi tiếng và một bà tiến sĩ khoe là cố vấn cho phim đã biện hộ. Lời biện hộ của họ dài dòng nhưng có thể tóm tắt bằng hai ý chính:

1. Trang phục và khung cảnh giống của nước ngoài vì thực tế chúng ta cũng giống như họ.

2. Nếu không giống họ, không nhờ họ thì không làm phim lịch sử được.

Với tư cách một con bò, tôi đọc những lời của hai vĩ nhân ấy và cười bò ra.

Phóng viên: Tại sao cười?

Bò: Tại vì đầu tiên, hai vị chả hiểu gì điện ảnh cả. Đây là thể loại phim truyện, và trong thể loại này, tính hư cấu rất cao. Chúng ta có thể giống ai đó, nhưng sẽ không bao giờ 100% là ai đó cả. Vậy ai cấm các vị ấy khuếch trương những cái khác biệt lên? Ai cấm các vị sáng tạo trên cơ sở chất liệu dù có ít ỏi đấy? Nếu không nói, chính sự sáng tạo mới thể hiện bản lĩnh và tài năng của các vị.

Nếu tư liệu có gì, sao chép nấy thì cần chi tới sự cố vấn của các nhà văn hóa, chỉ cần nhờ hai ông bà thợ may cho xong. Và họ tưởng điện ảnh của nước bạn cũng tuân thủ đúng 100% lịch sử phục trang, cảnh trí truyền thống đấy à? Chỉ cần xem bộ phim cổ trang mới nhất của đạo diễn Trung Quốc Trương Nghệ Mưu, ai cũng thấy ông ấy chả quan trọng gì thực tế, chỉ khiến sao cho đẹp và hấp dẫn mà thôi.

Phóng viên: Đúng vậy.

Bò: Tôi có thể nói thẳng ruột bò (vì tôi không có ruột ngựa) là hai vị cố vấn chưa tinh. Tính sáng tạo kém, tính lệ thuộc cao cho nên tác phẩm mới có hậu quả như vậy.

Phóng viên: Này, chê một con người có danh vị như thế trên báo chí, anh phải cẩn thận lắm.

Bò: Theo tôi, báo chí của ta cẩn thận đã quá lâu rồi. Dốt thì bảo dốt, giỏi thì bảo giỏi, chả có gì phải loanh quanh ở đây cả.

Phóng viên: Bà tiến sĩ có bào chữa, nói rằng con rồng thêu trên áo của Việt Nam khác, còn con rồng của Trung Quốc khác?

Bò: Ối trời ơi, xin hỏi bà, trong mấy chục tiếng đồng hồ của bộ phim, có mấy phút máy quay phim đặc tả vào hình thêu trên áo? Phải tìm hiểu rõ sức thể hiện và đặc trưng hình ảnh của ống kính máy quay phim rồi hãy nhận lời cố vấn nhé.

Phóng viên: Còn gì nữa không, thưa anh?

Bò: Sau khi bị thiên hạ chất vấn, ông họa sĩ tuyên bố, chúng ta không làm phim lịch sử được. Ý nói là ông đã cố hết mức rồi mà còn như thế, đứa khác đừng có mà mơ. Xin thưa để ông rõ: Chưa ai dám nói phải có lịch sử Trung Quốc mới có lịch sử Việt Nam, vậy cũng chớ có tuyên bố không có Điện ảnh Trung Quốc thì không có Điện ảnh Việt Nam





Lê Thị Liên Hoan



Clip chất lượng cao bài này hơi hiếm, kiếm đỏ mắt mới tìm được file video đúng như ý thích của mình nguyên gốc dạng VOB , chia sẻ cho mọi người đây






Download
* Video (VOB) : Part 1 | Part 2
* Lossless (flac): download








Dương Cưu (21/3 - 19/4)

Nửa đầu của tháng sẽ là thời điểm phù hợp để giải quyết những nhiệm vụ liên quan đến gia đình hay công việc nhà. Trong mối quan hệ với người thân, tốt nhất là bạn chủ động nói về chuyện mà bạn không hài lòng. Hãy hướng cho mình một tầm nhìn sâu rộng, đặc biệt là trong tình yêu nhé.

Nửa đầu tháng 9 sẽ đem đến cho bạn sự may mắn trong công việc. Bạn đang làm việc với tất cả khả năng của mình, và mọi người xung quanh cũng nhận ra khả năng bẩm sinh và phẩm chất lãnh đạo của bạn.

Nửa sau của tháng, sự bận tâm của bạn sẽ chuyển qua các mối quan hệ cá nhân. Bạn trở nên năng động và quyết đoán hơn khi tiếp xúc với người khác giới. Thực tế là trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không thể cưỡng lại tình cảm của mình. Nhưng hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Mong muốn tạo ra mối quan hệ mạnh mẽ và ấm áp sẽ mang lại cho bạn nhiều thành công trong đời sống cá nhân.


Kim Ngưu (20/4 - 20/5)

Đầu tháng 9 là khoảng thời gian tuyệt vời để bắt đầu một mối quan hệ mới. Nếu kiểm soát được thái độ của mình, có thể một mối quan hệ lãng mạn sẽ nở rộ. Một người mà bạn không gặp trong thời gian dài sẽ xuất hiện trở lại, khiến bạn thấy rất vui. Còn không thì bạn sẽ có một mối quan hệ mới thực sự tuyệt vời với một người đặc biệt, người sẽ giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của bạn nhiều năm tới.

Trong hai tuần cuối tháng 9 bạn sẽ tập trung năng lượng của mình vào vấn đề tài chính và kinh tế. Có lẽ đây là thời điểm để bạn dừng lại một chút và chuẩn bị một kế hoạch tài chính chi tiết cho tương lai.

Hai tuần cuối là thời điểm tuyệt vời để bạn bắt tay vào làm bất cứ công việc gia đình nào mà bạn đang đắn đo. Những kế hoạch mang lại trật tự trong nhà sẽ thu hút bạn lúc này, và chúng không những thú vị mà còn đem lại lợi ích kinh tế trong một thời gian dài nữa.


Song Sinh (21/5 - 21/6)

Nửa đầu tháng 9, Song Sinh cần hết sức chú ý tới vấn đề tiền bạc. Nếu biết lên kế hoạch và cân nhắc chi tiêu hợp lý, tình hình tài chính sẽ được cải thiện đáng kể. Nỗ lực làm việc của bạn sẽ được đền bù xứng đáng bằng khoản thu nhập đáng kể, nhưng hãy lên kế hoạch cẩn thận cho số tiền đó.

Nửa sau của tháng, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi hoặc làm một việc gì đó mà bạn thấy hứng thú. Nửa cuối tháng này cũng là lúc có vô số cơ hội để gặp gỡ, tán tỉnh bạn khác giới. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu một mối quan hệ, bạn cần cân nhắc thật nghiêm túc những ảnh hưởng mà nó sẽ đem lại cho cuộc sống của bạn.

Và dù làm gì, một kỳ nghỉ, một tour du lịch bằng xe đạp, một môn thể thao mới hay hẹn hò lãng mạn thì cũng đều hấp dẫn và tuyệt diệu. Không chỉ để trau dồi các kỹ năng trong nhiều lĩnh vực mà còn là cơ hội để gặp gỡ làm quen với nhiều người bạn mới thú vị.


Cự Giải (22/6 - 22/7)

Cự Giải sẽ tiếp tục ở trong thời kỳ phong độ đỉnh cao. Có thể bạn sẽ mạo hiểm và cương quyết hơn trong cách hành xử. Điều này làm cho một số mối quan hệ trở nên căng thẳng. Bù lại, bạn có thể sử dụng sức quyến rũ của mình để lôi kéo người khác giúp đỡ và khiến họ làm theo những gì bạn muốn.

Sức hút bạn đang có lúc này sẽ đem đến nhiều tình bạn mới và nhiều khả năng là một mối quan hệ lãng mạn. Nhưng bạn cũng chẳng cần vội vàng đi đến mối quan hệ nghiêm túc mà hãy suy xét thật kỹ nhé.

Trong nửa sau của tháng, bạn nên quan tâm đến gia đình. Thời gian này cũng là lúc bạn bắt đầu các phi vụ liên quan đến bất động sản. Và vì thu nhập của bạn tháng này vẫn tiếp tục tăng lên, bạn sẽ thấy là mình cần phải đầu tư một khoản be bé cho những thứ quanh nhà mình thôi.


Sư Tử (23/7 - 22/8)

Sư Tử đang chờ đợi một cơ hội để thả lỏng và thư giãn, và nửa đầu của tháng 9 chính là thời cơ dành cho bạn. Hãy bắt đầu một chuyến đi ngắn ngày hoặc có thể kết hợp hai chuyến đi cùng lúc để làm tăng gấp đôi sự thỏa mãn của bạn.

Bạn thường thể hiện khả năng nhạy bén với các vấn đề tài chính và bạn sẽ nhận thấy kỹ năng này thực sự hiệu quả ngay lúc này. Đừng lo lắng khi tham gia đầu tư, thậm chí là một dự án ngắn hạn.

Nửa cuối của tháng cũng sẽ đánh dấu bước nhảy vọt lớn trong khả năng giao tiếp với những người xung quanh. Những mối quan hệ sẽ phát triển một cách tốt đẹp và thân thiện, và bạn sẽ nhận thấy bản thân đang dần tiến bộ hơn theo những mối quan hệ đó. Bạn luôn sẵn sang và nóng lòng bước vào những tình bạn mới và đây sẽ là một tháng tuyệt vời cho điều này, đặc biệt là trong hai tuần cuối của tháng.


Xử Nữ (23/8 - 22/9)

Trong nửa tháng 9, Xử Nữ sẽ tập trung vào việc làm quen với những người bạn mới, thậm chí là là một mối quan hệ lãng mạn. Trong tháng này bạn còn có nhiều cơ hội để trở thành trung tâm của sự chú ý, danh tiếng của bạn nhanh chóng lan tỏa khắp nơi.

Sự quyến rũ của bạn vào thời điểm này là cực cao, và bạn đủ thông minh để sử dụng nó như một lợi thế của bản thân. Hãy chắc chắn rằng, bạn luôn thật lòng và cởi mở với mọi người, đặc biệt những người gần gũi với bạn nhất.

Tháng này bạn có thể thấy một người bạn đã khá lâu của mình trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn cả một người bạn.

Hãy dành một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi và vui chơi trong hai tuần cuối tháng. Cơ hội để kiếm thêm tiền sẽ đến với bạn.


Thiên Bình (23/9 - 22/10)

Tháng này, Thiên Bình hãy lạc quan và tập trung cao độ để hiện thực hóa những giấc mơ. Hãy quyết đoán, cởi mở và táo bạo hơn, rồi bạn sẽ thấy ngay cả những giấc mơ hoang đường nhất cũng có thể thành hiện thực.

Thiên Bình là người có khả năng làm việc nhóm rất tốt, đặc biệt là khi các thành viên có cùng chung mối quan tâm và chia sẻ với bạn.

Nửa sau của tháng, có vẻ như bạn sẽ hứng thú kết bạn và phát triển các đối tác làm ăn. Đây là cơ hội tốt để mở rộng mối quan hệ và việc này thực sự đem lại nhiều lợi ích đấy.

Cuối tháng 9, bạn nhận thức được sự ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội trong những vấn đề to lớn. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm trong tay thế mạnh tuyệt đối và thực sự tin tưởng vào quyết định của mình.


Bò Cạp (23/10 - 21/11)

Nửa đầu tháng 9 Bò Cạp có xu hướng phát triển một sở thích hoặc tiếp tục việc học hành vượt xa mức hiện tại. Nếu bạn đã bắt tay vào nghiên cứu, đây là thời điểm tốt để nhận sự hỗ trợ tài chính và tiếp tục công việc của mình.

Những hội nhóm lớn và đi du lịch cũng là những hoạt động khá khả quan trong tháng này. Vào cuối hành trình, bạn sẽ nhận thấy vốn hiểu biết của bản thân đã được mở rộng hơn và kết giao được với nhiều người bạn mới hơn.

Nửa sau của tháng sẽ là thời điểm tốt để kết hợp công việc và cuộc sống cá nhân. Trong suốt hai tuần cuối tháng, bạn có thể sẽ muốn tập trung vào thực tại, những mối bận tâm hàng ngày, cái mà sẽ tạo nên thói quen thường nhật của bạn. Khi thời gian dành cho vui chơi đến, hãy chắc chắn bạn chọn một hoạt động mà mình thực sự thích bởi vì đây là khoảng thời gian dành cho riêng bạn, hãy tận hưởng nó!


Nhân Mã (22/11 - 21/12)

Hai tuần đầu tháng 9 là thời điểm tốt để tập trung đạt các mục tiêu. Tất cả công việc khó nhằn nhất định sẽ có kết quả và tháng 9 là thời điểm để bạn làm nổi bật mọi thứ xung quanh, đồng thời đưa cuộc sống của mình vào một quỹ đạo ổn định.

Nửa sau của tháng, bạn nên tập trung vào việc học. Tham gia một lớp học có cấu trúc chuẩn mực, hay đơn giản là đọc một cuốn sách về chủ đề bạn muốn tìm hiểu.

Nếu đã kết hôn, đây là thời gian hợp lý tăng cường tình cảm gia đình. Nếu vẫn đang "phòng không" thì đây cũng là khoảng thời gian để bạn xem xét chuyện tình cảm. Hãy hẹn hò nhiều hơn và đến những nơi bạn có thể gặp mặt những người bạn khác giới. Những thay đổi đang đến và nó phụ thuộc rất nhiều vào bạn để trở nên tốt đẹp hơn.


Ma Kết (22/12 - 19/1)

Ma Kết sẽ dành sự quan tâm cho các mối quan hệ tương tác cá nhân. Nếu đang độc thân, đây là thời gian tuyệt vời để chủ động tìm kiếm những cơ hội lãng mạn mới. Những Ma Kết đang hẹn hò thì hãy vun đắp một mối quan hệ năng động, lâu dài với người mà bạn thực sự quan tâm.

Trong kinh doanh, đây là thời điểm để nắm lấy quyền chủ động. Hãy tin tưởng những đánh giá và bản năng của riêng bạn trong các giao dịch kinh doanh, nhưng cũng cần đảm bảo bạn giữ được cái đầu lạnh. Tháng 9 cũng là một tháng tuyệt vời để đầu tư, trả nợ hoặc thậm chí đưa ra một khoản vay mới cho một dự án hoặc ý tưởng mới.

Cuối tháng, dành thời gian cho các hoạt động giải trí. Bạn đã làm việc vất vả cả tháng và xứng đáng được nghỉ ngơi.


Bảo Bình (20/1 - 18/2)

Bảo Bình nửa đầu tháng này sẽ thấy công việc của mình tiến triển một cách đáng kể. Có vài cơ hội cho bạn chuyển chỗ làm. Nhớ rằng, phải luôn cẩn thận trước khi nhảy vào những quyết định có thể làm thay đổi cuộc đời bạn.

Nửa tháng còn lại, có thể bạn muốn tập trung vào những mối quan hệ công việc. Bạn sẽ thấy mình hoàn toàn có thể tiếp cận những vị khách tiềm năng trong tương lai. Sử dụng ảnh hưởng và sức mạnh thuyết phục để không phá hỏng những cơ hội đó nhé.

Gần cuối tháng 9, bạn có thể muốn có một vài ngày nghỉ, ít ra là nó xứng đáng với những gì bạn đã bỏ ra, hãy nghỉ ngơi, thư giãn, chăm sóc bản thân. Hãy tham gia những hoạt động bạn thật sự yêu thích, để thấy mình mạnh mẽ và dồn lực cho mọi cơ hội đến với mình.


Song Ngư (19/2 - 20/3)

Sự lãng mạn sẽ là người dẫn đường cho bạn trong nửa đầu tháng này. Mặc dù điều này không hoàn toàn đúng với tính cách của Song Ngư, nhưng bạn sẽ thấy bản thân đang bắt đầu tiến tới một mối quan hệ lãng mạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian rảnh rỗi cho mối quan hệ mới của mình để có thể hòa nhịp được cùng với nó.

Nửa sau của tháng là thời gian nên dành cho những công việc nhà. Bạn cần tập trung chăm sóc xung quanh ngôi nhà của mình cũng như những vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày.

Điều này có thể cũng sẽ xảy đến trong công việc của bạn. Những nhiệm vụ ban đầu tưởng chừng như khó khăn bỗng chốc trở nên đơn giản và mọi vấn đề đều được giải quyết một cách dễ dàng.



Cầu Thủy Tinh