Phóng viên: Anh Bò ơi, anh làm gì mà nhe răng ra thế?
Bò: Tôi bật cười.
Bò: Tôi bật cười.
Phóng viên: Cười là tốt lắm anh Bò ạ. Ví dụ như con người, rất cần cười.
Bò: Thế người thường xuyên cười gì?
Phóng viên: À, phần lớn họ cười các con vật khác.
Bò: Sao họ không cười lẫn nhau nhỉ?
Phóng viên: Chắc họ không tìm ra lý do.
Bò: Vô lý. Như vậy họ không đọc báo rồi. Vừa qua, tôi đọc một tờ báo lớn, có một bài phê bình một bộ phim cổ trang khá lớn, khiến tôi buồn cười quá.
Phóng viên: Tại sao thế?
Bò: Tại bài báo được chia làm ba phần: Phần đầu khen ngợi cái tâm của người đạo diễn làm phim, cứ như ông ấy là một hòa thượng của nghệ thuật. Hai phần còn lại, tác giả chê bộ phim rất dở. Tính cách nhân vật không rõ, câu chuyện không có kịch tính, quá nhiều chi tiết dài dòng. Tóm lại là bộ phim đó không hay.
Phóng viên: Thôi anh Bò ơi, anh đừng buồn. Phim không hay hiện nay phổ biến mà.
Bò: Tôi không có ý định tranh luận về giá trị của bộ phim ấy. Tôi chỉ muốn có ý kiến về cách phê bình.
Phóng viên: Ý kiến của anh ra sao?
Bò: Cái tâm của tác giả không liên quan gì tới tầm vóc của tác phẩm. Bởi cái tâm không chiếu trên màn ảnh, mà cái tư duy, cái suy nghĩ, cảm thụ… Cho nên nói về nó là thừa, là vớt vát và kỳ quái.
Phóng viên: Kỳ quái sao?
Bò: Một bài phê bình nghệ thuật cần trình bày có tính khoa học. Về khoa học, phần lớn khán giả xem phim không hề biết mặt mũi, tuổi tác cũng như hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xuất thân, có vợ, có con hay đã ly dị của ông đạo diễn. Khán giả chỉ đánh giá nghệ sĩ qua tác phẩm mà thôi. Vậy lôi cái tâm ra để làm gì? Tại sao phải nhấn mạnh phẩm chất này?
Phóng viên: Ừ, tại sao nhỉ?
Bò: Phải chi có nhiều đạo diễn đang là tội phạm hình sự, đang đi buôn lậu hoặc đang tham gia đua xe thì ông đạo diễn này mới cần nhấn mạnh cái tâm. Còn hiện nay, gần như tất cả các đạo diễn đều bình thường, đều có phẩm chất đạo đức ổn định, cái tâm kia có gì nổi bật đâu.
Phóng viên: Quả có vậy. Ông ấy không hiến thân mình cho trẻ em nghèo, cũng không hy sinh cho đồng bào bão lụt.
Bò: Nói một cách khái quát, nếu chỉ xét về cái tâm, thì hầu như toàn thể loài người đều thua xa… Bò. Bò suốt cuộc đời không hại ai, không đả kích ai, không tham nhũng, không nghiện ngập, không trai gái, không sát sinh. Bò chỉ ăn cỏ và cung cấp bơ, sữa cho con người. Nhưng chưa từng có một dòng chữ nào viết về cái tâm, ca ngợi cái tâm của Bò. Vì Bò không làm ra phim, không làm ra nhạc và không viết tiểu thuyết, không đóng vai kịch nào trên sân khấu dù vai tướng cướp hay vai cô gái ngây thơ. Nghĩa là với Bò, người ta không xét tới cái tâm. Tại sao với người lại khác?
Phóng viên: Tại người không phải Bò.
Bò: Không phải ở chỗ nào ?
Phóng viên: Người… có bạn.
Bò: Bạn thì sao?
Phóng viên: Bạn bè thường sợ mất lòng nhau. Tác giả bài báo muốn phê bình bộ phim, nhưng lại sợ ông đạo diễn buồn.
Bò: Buồn cũng là một trạng thái cần thiết mà.
Phóng viên: Chả phải ai cũng nghĩ thế. Không tìm ra cách khen phim, vì quả thực bộ phim ấy quá dở, nhà phê bình đành ghi nhận cái tâm của đạo diễn, để chứng tỏ mình cũng có tình người.
Bò: Theo nhà báo, như vậy, chỉ do không ai có tình… Bò, mà Bò không được ca ngợi ư?
Phóng viên: Chắc vậy.
Bò: Tôi thì có cảm giác tình người ở đây đã bị lạm dụng, hoặc ít ra được đặt không đúng chỗ. Cái lối phê bình cứ lẫn lộn giữa tác giả và tác phẩm thật quá buồn cười. Nó chỉ chứng tỏ nền nghệ thuật của ta không chuyên nghiệp. Tôi xin phát biểu bằng trí tuệ thấp kém của Bò!
Lê Thị Liên Hoan
Vohinhlangtu: Phỏng Vấn Một Con Bò (Kỳ 4) >>>>> Download Now
>>>>> Download Full
Vohinhlangtu: Phỏng Vấn Một Con Bò (Kỳ 4) >>>>> Download LINK
>>>>> Download Now
Vohinhlangtu: Phỏng Vấn Một Con Bò (Kỳ 4) >>>>> Download Full
>>>>> Download LINK kN