"Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này"




Phóng viên: Thưa anh, nỗi đau khổ nhất của một con bò là gì ?
Bò: Tất nhiên là về trí tuệ. Dân gian có câu: "Dốt như bò". Và câu đó rõ ràng ám ảnh tôi trong suốt cuộc đời.

Phóng viên: Vậy niềm vui mừng nhất của bò là gì, thưa anh?

Bò: Nói thực nhé, là thấy kẻ khác dốt hơn mình.

Phóng viên: Và anh đã thấy chưa?

Bò: Thú thực là thấy rồi.

Phóng viên: Thấy ở đâu ạ?

Bò: Ở điện ảnh. Vừa rồi tôi có xem đoạn phim quảng cáo của một tác phẩm lịch sử.

Phóng viên: A, tác phẩm ấy đang gây ra nhiều tranh cãi.

Bò: Vì chưa được xem toàn bộ phim, nên tôi không dám tranh cãi về nội dung của nó. Nhưng đoạn giới thiệu cho thấy khá rõ về hình thức, và ở thể loại phim cổ trang này, hình thức cũng đôi khi chính là nội dung.

Phóng viên: Vâng. Hình thức của phim lịch sử rất quan trọng. Đặc biệt là phục trang và bối cảnh.

Bò: Và hầu như tất cả những người xem đoạn phim ấy đều kêu lên rằng nó giống như của nước ngoài. Thậm chí giống đến mức gần như sao y.

Phóng viên: Điều này báo chí có nói rồi.

Bò: Và cũng chính qua báo chí, tôi biết rằng một ông họa sĩ nổi tiếng và một bà tiến sĩ khoe là cố vấn cho phim đã biện hộ. Lời biện hộ của họ dài dòng nhưng có thể tóm tắt bằng hai ý chính:

1. Trang phục và khung cảnh giống của nước ngoài vì thực tế chúng ta cũng giống như họ.

2. Nếu không giống họ, không nhờ họ thì không làm phim lịch sử được.

Với tư cách một con bò, tôi đọc những lời của hai vĩ nhân ấy và cười bò ra.

Phóng viên: Tại sao cười?

Bò: Tại vì đầu tiên, hai vị chả hiểu gì điện ảnh cả. Đây là thể loại phim truyện, và trong thể loại này, tính hư cấu rất cao. Chúng ta có thể giống ai đó, nhưng sẽ không bao giờ 100% là ai đó cả. Vậy ai cấm các vị ấy khuếch trương những cái khác biệt lên? Ai cấm các vị sáng tạo trên cơ sở chất liệu dù có ít ỏi đấy? Nếu không nói, chính sự sáng tạo mới thể hiện bản lĩnh và tài năng của các vị.

Nếu tư liệu có gì, sao chép nấy thì cần chi tới sự cố vấn của các nhà văn hóa, chỉ cần nhờ hai ông bà thợ may cho xong. Và họ tưởng điện ảnh của nước bạn cũng tuân thủ đúng 100% lịch sử phục trang, cảnh trí truyền thống đấy à? Chỉ cần xem bộ phim cổ trang mới nhất của đạo diễn Trung Quốc Trương Nghệ Mưu, ai cũng thấy ông ấy chả quan trọng gì thực tế, chỉ khiến sao cho đẹp và hấp dẫn mà thôi.

Phóng viên: Đúng vậy.

Bò: Tôi có thể nói thẳng ruột bò (vì tôi không có ruột ngựa) là hai vị cố vấn chưa tinh. Tính sáng tạo kém, tính lệ thuộc cao cho nên tác phẩm mới có hậu quả như vậy.

Phóng viên: Này, chê một con người có danh vị như thế trên báo chí, anh phải cẩn thận lắm.

Bò: Theo tôi, báo chí của ta cẩn thận đã quá lâu rồi. Dốt thì bảo dốt, giỏi thì bảo giỏi, chả có gì phải loanh quanh ở đây cả.

Phóng viên: Bà tiến sĩ có bào chữa, nói rằng con rồng thêu trên áo của Việt Nam khác, còn con rồng của Trung Quốc khác?

Bò: Ối trời ơi, xin hỏi bà, trong mấy chục tiếng đồng hồ của bộ phim, có mấy phút máy quay phim đặc tả vào hình thêu trên áo? Phải tìm hiểu rõ sức thể hiện và đặc trưng hình ảnh của ống kính máy quay phim rồi hãy nhận lời cố vấn nhé.

Phóng viên: Còn gì nữa không, thưa anh?

Bò: Sau khi bị thiên hạ chất vấn, ông họa sĩ tuyên bố, chúng ta không làm phim lịch sử được. Ý nói là ông đã cố hết mức rồi mà còn như thế, đứa khác đừng có mà mơ. Xin thưa để ông rõ: Chưa ai dám nói phải có lịch sử Trung Quốc mới có lịch sử Việt Nam, vậy cũng chớ có tuyên bố không có Điện ảnh Trung Quốc thì không có Điện ảnh Việt Nam





Lê Thị Liên Hoan



0 comments

Post a Comment

Bạn có thể chèn các biểu tượng cảm xúc cho lời bình của mình bằng cách gõ các ký tự như bảng chỉ dẫn sau:
:) :D :)) =)) ;)) ;;) ;) :p :X :-* :">
:( :(( =(( :-o 8-} >:) B-) 8-X :-" :-w More...