"Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này"


Phóng viên: Thưa anh Bò, anh có thể bàn một chuyện nghiêm túc không?

Bò: Có chứ. Ví dụ như tôi khẳng định trên đời không có gì nghiêm túc bằng sữa bò chẳng hạn.

Phóng viên: Sữa là món ăn cho vào bụng. Còn những món ăn cho tâm hồn thì sao?

Bò: À, thì gần đây xã hội xôn xao về bộ phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long". Xôn xao rất dữ dội, và tôi thấy đã đến lúc phải bàn về nó một cách đàng hoàng.

Phóng viên: Đúng thế.

Bò: Đầu tiên, có ý kiến nói rằng bộ phim này mới trình những đoạn giới thiệu thôi, và không nên căn cứ vào đó vội xét đoán. Tuy là bò nhưng tôi cũng biết là phần giới thiệu phim luôn luôn được lắp ghép bởi những cảnh nhà làm phim ưng ý nhất. Nói tóm lại, là "tinh hoa" của tác phẩm. Cho nên bảo rằng không đủ đại diện cho phim là chưa đúng. Nó hoàn toàn có tư cách này.

Phóng viên: Vâng.

Bò: Có ý kiến khác, nói bộ phim ấy bị thiên hạ "đánh hội đồng". Tôi xin thưa rằng, "đánh hội đồng" không phải là một phẩm chất thường xuyên của giới phê bình Điện ảnh Việt Nam. Phần lớn là ngược lại, "khen hội đồng" hoặc phổ biến nhất là "thờ ơ hội đồng". Cho nên một tác phẩm Điện ảnh dư luận ồn ào phải được coi là tín hiệu tốt chứ không nên phản bác.

Phóng viên: Tiếp theo, thưa anh.

Bò: Có ý kiến cho rằng muốn phát biểu về bộ phim này phải là những nhà chuyên môn. Xin thưa tác phẩm ấy không cất trong viện hàn lâm, muốn vào xem phải có giấy chứng nhận. Tác phẩm định phát trên truyền hình cho quảng đại quần chúng. Vậy chả có lý do gì bắt một bộ phận quần chúng nào đó phải im mồm.

Phóng viên: Ừ nhỉ.

Bò: Thêm một số người nói bộ phim ấy là tấm lòng của nhà sản xuất với thủ đô, cần trân trọng. Nếu như tác phẩm làm ra đem đến rạp chiếu miễn phí thì khác, còn như họ chiếu trên tivi, có thu quảng cáo thì tấm lòng đó cũng nên được đề cao ở một mức độ vừa phải mà thôi.

Phóng viên: Nhất trí.

Bò: Phản ứng chung của những người xem phim ấy là nó giống Trung Quốc. Trung Quốc là một đất nước vĩ đại, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới này cũng rất vĩ đại, và chúng ta cần học tập. Nhưng bất cứ dân tộc nào cũng muốn thể hiện quá trình lịch sử của mình là một quá trình độc lập, cố gắng tránh bị lệ thuộc. Mong mỏi đó rất chính đáng, rất tự nhiên và rất đáng trân trọng.

Phóng viên: Vâng.

Bò: Rõ ràng phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long" đã không làm được điều đó. Nó cho người xem cảm giác (mà trong văn hóa, cảm giác quan trọng vô cùng) là chúng ta quá phụ thuộc vào nước ngoài, quá giống họ. Cảm giác ấy không thể chấp nhận. Chính cha ông chúng ta còn viết trong sử sách "Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác". Vậy bây giờ chúng ta tự hào là hiểu biết hơn, có tinh thần độc lập, giữ gìn bản sắc hơn lại xử sự kém vậy sao?

Phóng viên: Buồn thật!

Bò: Lịch sử Việt Nam, cũng như bất cứ lịch sử quốc gia nào, cũng bao gồm giữ nước và dựng nước. Khán giả có quyền đòi hỏi chính đáng các phim lịch sử phải có điều này, bất kể những chi tiết vụn vặt. Một bộ phim mà tính "hòa đồng" trong trang phục, trong kiến trúc đậm đặc cao như thế thì đã giảm lòng mong mỏi của họ đi rất nhiều. Nhất là trong Điện ảnh, phần "nhìn" quan trọng hơn phần "nghe".

Phóng viên: Chính xác.

Bò: Khán giả Việt Nam xưa nay không hề khó tính. Thậm chí, họ còn dễ dãi, tha thứ thường xuyên. Nên việc họ phản ứng đồng loạt chắc chắn phải có một cái gì đấy nên suy nghĩ chứ không nên coi thường.

Phóng viên: Cũng có nhà nghiên cứu nói rằng phải có cái nhìn ngụ ngôn, ví dụ như vua Trung Hoa mặc áo đó, mà vua Việt Nam cũng dám mặc áo đó là tín hiệu đáng tự hào.

Bò: Ý này không dở. Nhưng đại đa số khán giả lao động không có tính phức tạp ấy. Họ tư duy theo kiểu đơn giản, nhưng họ chiếm tới 80% dân số Việt Nam nên cũng cần lưu ý tới họ một cách đàng hoàng, nhất là trong những vấn đề có tính tự tôn dân tộc. Chớ buộc họ phải "lắc léo" như mình.

Phóng viên: Vâng.

Bò: Nói thẳng ra, tôi tin chắc những người làm phim, và những người cố vấn cho nó, thiếu tính tự tôn này. Đấy là điều quan trọng nhất, còn cảnh nọ cảnh kia, hay câu thoại này, câu thoại khác trong phim không đủ che lấp điều đó. Tôi xin nhắc lại! Điện ảnh là hư cấu. Trong thể loại phim truyện, trình độ cũng như cảm xúc của anh như thế nào, anh sẽ hư cấu như thế đó, đừng đổ lỗi phụ thuộc vào ai.




Lê Thị Liên Hoan

1 comments

  1. Anonymous

    April 20, 2022 at 6:42 PM  

    Vohinhlangtu: Phỏng Vấn Một Con Bò (Kỳ 2) >>>>> Download Now

    >>>>> Download Full

    Vohinhlangtu: Phỏng Vấn Một Con Bò (Kỳ 2) >>>>> Download LINK

    >>>>> Download Now

    Vohinhlangtu: Phỏng Vấn Một Con Bò (Kỳ 2) >>>>> Download Full

    >>>>> Download LINK pf

Post a Comment

Bạn có thể chèn các biểu tượng cảm xúc cho lời bình của mình bằng cách gõ các ký tự như bảng chỉ dẫn sau:
:) :D :)) =)) ;)) ;;) ;) :p :X :-* :">
:( :(( =(( :-o 8-} >:) B-) 8-X :-" :-w More...